Tại sao chúng ta dễ bị tổn thương bởi lời nói của người khác?
09/04/2022 - 21:36
Lượt xem: 1951 lượt
Một sự kiện gây rúng động giới ‘showbiz’ thời gian vừa qua là việc tài tử Will Smith tát danh hài Chris Rock ngay trên sân khấu lễ trao giải Oscar sau khi anh này đùa rằng Jada - vợ Will (với mái đầu trọc) nên đóng vai nữ chính trong bộ phim G.I Jane phần 2.(*)
Nhiều người trách Chris Rock đùa cợt kém duyên khiến Jada – hiện đang phải vật lộn với chứng rụng tóc - cảm thấy tổn thương, đồng thời đứng về phía Will đã dám đứng lên bảo vệ vợ mình.
Nhưng đa phần chỉ trích Will đã dùng bạo lực để giải quyết bức xúc, ngay trên sân khấu một chương trình lớn đang được truyền hình trực tiếp cho hàng triệu khán giả.
Khi con người dễ tổn thương
Một lời nói gây tổn thương, một hành động đáp trả thô bạo trong cơn nóng giận, đi theo sau đó là rất nhiều tiếc nuối và hệ luỵ. Ở đây chúng ta không bàn đến chuyện đúng sai mà nhìn sự việc ở một khía cạnh khác. Đó là: Tại sao chúng ta lại dễ bị tổn thương khi bị đụng chạm?
Phàm là con người, ai cũng thích được khen, được tung hô và không muốn bị chê bai, công kích. Bởi vậy Đức Phật từng dạy rằng khen và chê là 2 trong 8 ‘ngọn gió đời’ có thể xô đẩy, quăng quật chúng ta trong những trận cuồng phong của cảm xúc buồn vui, yêu ghét mất kiểm soát. Chừng nào còn để những cơn gió này chi phối thì chúng ta còn phải chịu nhiều đau khổ phiền muộn.
Mỗi chúng ta có ‘ngưỡng chịu đựng’ khác nhau. Một người có thể cảm thấy bình thường và vui vẻ đón nhận một lời bông đùa, nhưng cũng câu nói ấy, hoàn cảnh ấy lại có thể khiến người khác thấy tổn thương ghê gớm. Cách phản ứng của chúng ta cũng khác nhau. Có người đáp trả tức thì bằng lời nói hay bạo lực theo kiểu ăn miếng trả miếng, kẻ lại ôm hận chờ thời để ‘trả thù 10 năm chưa muộn’ và cho vậy là ‘quân tử’.
Tại sao chúng ta dễ dàng để những ‘âm thanh bên ngoài’ làm mình tổn thương, cảm thấy bị xúc phạm và đảo lộn cuộc sống của mình như vậy? Cảm xúc là một phần không thể thiếu của đời sống, nhưng việc để cho cảm xúc che mờ lý trí và khiến chúng ta hành động bộc phát nóng vội là điều đáng để suy ngẫm.
Trong cuộc sống, luôn có những kẻ sẵn sàng buông lời cay nghiệt hay những câu nói vô tình mang tính sát thương đối với chúng ta. Nhưng thực ra, người ta hại mình một thì chúng ta tự hại mình mười. Chúng ta thường phản ứng thái quá theo quán tính trước những tác nhân bên ngoài, giống như người bị thương bởi tên bắn tự xoáy mũi tên ấy khoét sâu vào vết thương của mình. Không những thế, không hiếm trường hợp, chúng ta tự suy diễn, phóng đại một lời nói, một ánh mắt hay cử chỉ của ai đó để rồi tự làm khổ mình.
Vậy đâu là gốc rễ của vấn đề? Tại sao chúng ta lại dễ bị kích động như vậy?
Bản ngã – kẻ dấu mặt nguy hiểm
Phần lớn chúng ta tin rằng mình là một cá thể độc lập, tách biệt với người khác và thế giới bên ngoài. Mỗi người đều có một cá tính riêng, các xu hướng thói quen, hệ giá trị khác nhau với nền tảng văn hoá, giáo dục hay môi trường sống khác nhau, và cái tổng hoà ấy tạo nên bản sắc của mỗi người và chúng ta coi đó là ‘bản ngã’ hay cái tôi của mình. Vây quanh cái ngã ấy là những gì chúng ta xem là ‘của tôi’, ‘thuộc về tôi’.
Suốt cuộc đời, tất cả những gì chúng ta làm cũng chỉ để chăm lo cho cái thân tâm này của ta hay những người thân của ta. Chúng ta tìm kiếm đủ thứ bên ngoài nhằm thoả mãn cơn thèm khát trải nghiệm của các giác quan. Chúng ta mong muốn thành công, thích được tôn vinh để ‘vuốt ve’ cái tôi của mình.
Điều này khá dễ hiểu và cũng chẳng có gì sai trái. Tuy nhiên, việc bám chấp vào bản ngã như một thứ bất di bất dịch, tách biệt, hoàn toàn chắc thật là một ảo tưởng nguy hiểm, bởi bản chất của bản ngã là vị kỷ và đầy toan tính hơn thua. Chúng ta bắt đầu đồng hoá bản thân với những suy nghĩ nhất thời, những cảm xúc trồi sụt, những kinh nghiệm hạn chế của mình. Tôi là ông nọ, bà kia, tôi là nhà khoa học, là doanh nhân, tôi nóng tính, tôi thích thế này, không thích thế kia… Và những rắc rối trong cuộc sống cũng đều bắt nguồn từ đây.
Một ảo tưởng vĩ đại
Đức Phật dạy rằng cái gọi là ‘bản ngã’ ấy chỉ là một vọng tưởng cố hữu của chúng ta về bản thân mình. Nó khiến chúng ta tự trói mình trong những nhãn mác do mình tự đặt ra hay ai đó gán cho mình mà chúng ta tin là thật. Chúng ta tưởng rằng mình nhìn thế giới này đúng như bản chất của nó nhưng thực ra đó là một thế giới bị bóp méo, tô vẽ và thổi phồng cho phù hợp với lăng kính hạn hẹp của bản ngã. Trong thế giới của bản ngã, những điều nhỏ nhặt không đáng bận tâm có thể bị phóng đại thành những khiếm khuyết to lớn, khiến ta bức xúc không cần thiết và bỏ lỡ các khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.
Bức ‘chân dung’ của chúng ta do bản ngã phác hoạ phiến diện, đầy định kiến và rất cứng nhắc. Bởi vậy nên nó rất dễ vỡ và bị tổn thương. Cái gì thuận theo ‘cái tôi’ thì chúng ta rất ưa thích, trái với ‘cái tôi’ là mình nổi sân ngay. Chúng ta nghĩ rằng mình ‘yêu thương’ người khác nhưng thật ra nếu người kia không làm vừa lòng mình nữa, không yêu thương mình nữa thì tình yêu ấy có thể biến ngay thành thù hận.
Chấp ngã khiến những cảm xúc tiêu cực như tham lam, ganh tỵ, tức giận dễ dàng bị kích hoạt. Bản ngã nói với ta rằng: ‘Nó dám xúc phạm mình, hãy cho nó một bài học.’ hay ‘Mình phải sở hữu món đồ này để không thua kém nó…’.
Chúng ta tự giam cầm mình trong những bức tường chật hẹp của cái tôi và những thứ mình cho là ‘của tôi’: vợ tôi, chồng tôi, gia đình tôi, con cái tôi, tài sản của tôi, danh tiếng của tôi… Sự chấp ngã quá nặng tạo thành 1 phản ứng bản năng khiến hễ ai động đến những thứ này là ta nhảy dựng lên, đáp trả tức thì. Nhiều người cho rằng mình ‘cao thượng’ hơn khi nói rằng ‘Anh có thể nói xấu tôi, nhưng nếu đụng đến bố mẹ tôi, gia đình tôi thì tôi sẽ không để cho anh yên.’.
Ranh giới giữa cái ác và thiện đôi lúc rất mong manh. Chúng ta thường nhân danh cái thiện, nhân danh ‘lòng tự trọng’, ‘danh dự’, ‘tình yêu’ hay ‘gia đình’ để bào chữa cho việc gây tổn hại cho người khác, mà không nhận ra rằng ẩn đằng sau đó có khi chỉ là thứ tình cảm vị kỷ hẹp hòi được khoác một lớp áo bóng bẩy của bản ngã. Nó che khuất trí tuệ và lấn át lòng từ bi, tâm vị tha và tình yêu thương chân thật.
Chân tâm vô biên
Vạn sự thế gian này đều vô thường biến đổi. Chẳng có gì là ‘của tôi’ mãi mãi. Ngay cả ‘cái tôi’ hôm nay cũng không hề giống ‘cái tôi’ của ngày hôm qua hay ngày mai.
Niềm tin vào một ‘cái tôi’ độc lập chỉ là một ảo ưởng – một ảo tưởng vĩ đại của nhân loại. Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm biến đổi liên tục, chẳng có gì là trường tồn vĩnh cửu.
Đức Phật dạy rằng chấp cái thân tâm nhỏ bé này là mình thì không khác nào chỉ nhận lấy một chút bọt biển lăn tăn trên mặt sóng mà quên đi cả đại dượng bao la. Tâm rộng mở vô hạn vô biên có thể ôm trọn vạn vật muôn loài, đó mới là chân tâm thật sự của mình.
Phá bỏ bức tường kiên cố của cái tôi vị kỷ là con đường của hạnh phúc an lạc lâu bền, bởi khi tâm ta đủ lớn, chúng ta sẽ miễn nhiễm đối với mọi nguồn năng lượng tiêu cực từ bên ngoài, và khi đó tất nhiên những ngọn gió khen chê kia không thể làm lay động tâm mình.
(Pháp Nhiên)
(*) G.I Jane là bộ phim về 1 nữ đặc nhiệm cạo trọc đầu, kiên cường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thậm chí vượt cả các đồng nghiệp nam giới.
Nhiều người trách Chris Rock đùa cợt kém duyên khiến Jada – hiện đang phải vật lộn với chứng rụng tóc - cảm thấy tổn thương, đồng thời đứng về phía Will đã dám đứng lên bảo vệ vợ mình.
Nhưng đa phần chỉ trích Will đã dùng bạo lực để giải quyết bức xúc, ngay trên sân khấu một chương trình lớn đang được truyền hình trực tiếp cho hàng triệu khán giả.
Khi con người dễ tổn thương
Một lời nói gây tổn thương, một hành động đáp trả thô bạo trong cơn nóng giận, đi theo sau đó là rất nhiều tiếc nuối và hệ luỵ. Ở đây chúng ta không bàn đến chuyện đúng sai mà nhìn sự việc ở một khía cạnh khác. Đó là: Tại sao chúng ta lại dễ bị tổn thương khi bị đụng chạm?
Phàm là con người, ai cũng thích được khen, được tung hô và không muốn bị chê bai, công kích. Bởi vậy Đức Phật từng dạy rằng khen và chê là 2 trong 8 ‘ngọn gió đời’ có thể xô đẩy, quăng quật chúng ta trong những trận cuồng phong của cảm xúc buồn vui, yêu ghét mất kiểm soát. Chừng nào còn để những cơn gió này chi phối thì chúng ta còn phải chịu nhiều đau khổ phiền muộn.
Mỗi chúng ta có ‘ngưỡng chịu đựng’ khác nhau. Một người có thể cảm thấy bình thường và vui vẻ đón nhận một lời bông đùa, nhưng cũng câu nói ấy, hoàn cảnh ấy lại có thể khiến người khác thấy tổn thương ghê gớm. Cách phản ứng của chúng ta cũng khác nhau. Có người đáp trả tức thì bằng lời nói hay bạo lực theo kiểu ăn miếng trả miếng, kẻ lại ôm hận chờ thời để ‘trả thù 10 năm chưa muộn’ và cho vậy là ‘quân tử’.
Tại sao chúng ta dễ dàng để những ‘âm thanh bên ngoài’ làm mình tổn thương, cảm thấy bị xúc phạm và đảo lộn cuộc sống của mình như vậy? Cảm xúc là một phần không thể thiếu của đời sống, nhưng việc để cho cảm xúc che mờ lý trí và khiến chúng ta hành động bộc phát nóng vội là điều đáng để suy ngẫm.
Trong cuộc sống, luôn có những kẻ sẵn sàng buông lời cay nghiệt hay những câu nói vô tình mang tính sát thương đối với chúng ta. Nhưng thực ra, người ta hại mình một thì chúng ta tự hại mình mười. Chúng ta thường phản ứng thái quá theo quán tính trước những tác nhân bên ngoài, giống như người bị thương bởi tên bắn tự xoáy mũi tên ấy khoét sâu vào vết thương của mình. Không những thế, không hiếm trường hợp, chúng ta tự suy diễn, phóng đại một lời nói, một ánh mắt hay cử chỉ của ai đó để rồi tự làm khổ mình.
Vậy đâu là gốc rễ của vấn đề? Tại sao chúng ta lại dễ bị kích động như vậy?
Bản ngã – kẻ dấu mặt nguy hiểm
Phần lớn chúng ta tin rằng mình là một cá thể độc lập, tách biệt với người khác và thế giới bên ngoài. Mỗi người đều có một cá tính riêng, các xu hướng thói quen, hệ giá trị khác nhau với nền tảng văn hoá, giáo dục hay môi trường sống khác nhau, và cái tổng hoà ấy tạo nên bản sắc của mỗi người và chúng ta coi đó là ‘bản ngã’ hay cái tôi của mình. Vây quanh cái ngã ấy là những gì chúng ta xem là ‘của tôi’, ‘thuộc về tôi’.
Suốt cuộc đời, tất cả những gì chúng ta làm cũng chỉ để chăm lo cho cái thân tâm này của ta hay những người thân của ta. Chúng ta tìm kiếm đủ thứ bên ngoài nhằm thoả mãn cơn thèm khát trải nghiệm của các giác quan. Chúng ta mong muốn thành công, thích được tôn vinh để ‘vuốt ve’ cái tôi của mình.
Điều này khá dễ hiểu và cũng chẳng có gì sai trái. Tuy nhiên, việc bám chấp vào bản ngã như một thứ bất di bất dịch, tách biệt, hoàn toàn chắc thật là một ảo tưởng nguy hiểm, bởi bản chất của bản ngã là vị kỷ và đầy toan tính hơn thua. Chúng ta bắt đầu đồng hoá bản thân với những suy nghĩ nhất thời, những cảm xúc trồi sụt, những kinh nghiệm hạn chế của mình. Tôi là ông nọ, bà kia, tôi là nhà khoa học, là doanh nhân, tôi nóng tính, tôi thích thế này, không thích thế kia… Và những rắc rối trong cuộc sống cũng đều bắt nguồn từ đây.
Một ảo tưởng vĩ đại
Đức Phật dạy rằng cái gọi là ‘bản ngã’ ấy chỉ là một vọng tưởng cố hữu của chúng ta về bản thân mình. Nó khiến chúng ta tự trói mình trong những nhãn mác do mình tự đặt ra hay ai đó gán cho mình mà chúng ta tin là thật. Chúng ta tưởng rằng mình nhìn thế giới này đúng như bản chất của nó nhưng thực ra đó là một thế giới bị bóp méo, tô vẽ và thổi phồng cho phù hợp với lăng kính hạn hẹp của bản ngã. Trong thế giới của bản ngã, những điều nhỏ nhặt không đáng bận tâm có thể bị phóng đại thành những khiếm khuyết to lớn, khiến ta bức xúc không cần thiết và bỏ lỡ các khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.
Bức ‘chân dung’ của chúng ta do bản ngã phác hoạ phiến diện, đầy định kiến và rất cứng nhắc. Bởi vậy nên nó rất dễ vỡ và bị tổn thương. Cái gì thuận theo ‘cái tôi’ thì chúng ta rất ưa thích, trái với ‘cái tôi’ là mình nổi sân ngay. Chúng ta nghĩ rằng mình ‘yêu thương’ người khác nhưng thật ra nếu người kia không làm vừa lòng mình nữa, không yêu thương mình nữa thì tình yêu ấy có thể biến ngay thành thù hận.
Chấp ngã khiến những cảm xúc tiêu cực như tham lam, ganh tỵ, tức giận dễ dàng bị kích hoạt. Bản ngã nói với ta rằng: ‘Nó dám xúc phạm mình, hãy cho nó một bài học.’ hay ‘Mình phải sở hữu món đồ này để không thua kém nó…’.
Chúng ta tự giam cầm mình trong những bức tường chật hẹp của cái tôi và những thứ mình cho là ‘của tôi’: vợ tôi, chồng tôi, gia đình tôi, con cái tôi, tài sản của tôi, danh tiếng của tôi… Sự chấp ngã quá nặng tạo thành 1 phản ứng bản năng khiến hễ ai động đến những thứ này là ta nhảy dựng lên, đáp trả tức thì. Nhiều người cho rằng mình ‘cao thượng’ hơn khi nói rằng ‘Anh có thể nói xấu tôi, nhưng nếu đụng đến bố mẹ tôi, gia đình tôi thì tôi sẽ không để cho anh yên.’.
Ranh giới giữa cái ác và thiện đôi lúc rất mong manh. Chúng ta thường nhân danh cái thiện, nhân danh ‘lòng tự trọng’, ‘danh dự’, ‘tình yêu’ hay ‘gia đình’ để bào chữa cho việc gây tổn hại cho người khác, mà không nhận ra rằng ẩn đằng sau đó có khi chỉ là thứ tình cảm vị kỷ hẹp hòi được khoác một lớp áo bóng bẩy của bản ngã. Nó che khuất trí tuệ và lấn át lòng từ bi, tâm vị tha và tình yêu thương chân thật.
Chân tâm vô biên
Vạn sự thế gian này đều vô thường biến đổi. Chẳng có gì là ‘của tôi’ mãi mãi. Ngay cả ‘cái tôi’ hôm nay cũng không hề giống ‘cái tôi’ của ngày hôm qua hay ngày mai.
Niềm tin vào một ‘cái tôi’ độc lập chỉ là một ảo ưởng – một ảo tưởng vĩ đại của nhân loại. Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm biến đổi liên tục, chẳng có gì là trường tồn vĩnh cửu.
Đức Phật dạy rằng chấp cái thân tâm nhỏ bé này là mình thì không khác nào chỉ nhận lấy một chút bọt biển lăn tăn trên mặt sóng mà quên đi cả đại dượng bao la. Tâm rộng mở vô hạn vô biên có thể ôm trọn vạn vật muôn loài, đó mới là chân tâm thật sự của mình.
Phá bỏ bức tường kiên cố của cái tôi vị kỷ là con đường của hạnh phúc an lạc lâu bền, bởi khi tâm ta đủ lớn, chúng ta sẽ miễn nhiễm đối với mọi nguồn năng lượng tiêu cực từ bên ngoài, và khi đó tất nhiên những ngọn gió khen chê kia không thể làm lay động tâm mình.
(Pháp Nhiên)
(*) G.I Jane là bộ phim về 1 nữ đặc nhiệm cạo trọc đầu, kiên cường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thậm chí vượt cả các đồng nghiệp nam giới.
- 1951 lượt