TÂM VÔ BIÊN
27/10/2020 - 11:08
Lượt xem: 616 lượt
Nhờ công phu tu tập và thiền định siêu việt, Đức Phật có thể thị hiện thần thông như đi xuyên tường, hay thậm chí là bay qua các đỉnh núi. Điều này có vẻ đi ngược lại các định luật vật lý và lôgíc phổ thông. Nhờ sức mạnh siêu việt của tâm mà Đức Phật có thể vượt qua những quy ước, nhãn mác hay quan niệm thế gian thông thường. Ngài giác ngộ rằng cái chúng ta thấy là bức tường thực ra chỉ là một khái niệm của nhận thức, và do vậy có thể dễ dàng đi xuyên qua nó.
Nước có lẽ là một ví dụ dễ hình dung hơn cả: nước là nhà, là môi trường cư trú của loài cá nhưng con người chúng ta sẽ bị chết đuối, chúng ta không thể sống trong nước mặc dù vẫn cần nước uống để duy trì sự sống. Do vậy, ý nghĩa hay mục đích của nước thay đổi tùy theo góc nhìn của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta không cần bám chấp vào một khái niệm hay quan kiến cố định. Đối với hạnh phúc cũng vậy, chúng ta không nhất thiết phải định nghĩa hạnh phúc bởi hạnh phúc mang ý nghĩa khác nhau tùy theo từng người. Như trong Thiền môn có câu nói rằng: “Một phụ nữ đẹp, đối với người tình của nàng, sẽ là món quà tuyệt vời, đối với kẻ xuất gia sẽ là chướng ngại cản đường tu, và đối với loài muỗi lại là miếng mồi béo bở”.
Nhiều năm trước đây khi những người da trắng lần đầu tiên đặt chân đến Tây Tạng, người dân bản địa rất sợ hãi trước ngoại hình lạ lùng của họ với mái tóc vàng và cặp mắt xanh. Từ trước đến giờ, họ chưa từng nhìn thấy ai như vậy. Họ vỗ tay khi gặp người da trắng bởi vì đó là phong tục để xua đuổi những gì đáng sợ nhưng những người da trắng lại cảm thấy rất thích thú khi được vỗ tay vì văn hóa của họ coi đó là dấu hiệu của sự chào đón nồng nhiệt.
Kể từ khi quyết định thoát khỏi lối mòn xu hướng thói quen của mình, chúng ta sẽ học được cách nhìn nhận mọi sự khác đi, điều này diễn ra một cách tự nhiên vì bạn không còn bị bó buộc trong quan điểm của mình, hay chí ít bạn sẽ nhận ra mình đang nhìn thế giới qua lăng kính cá nhân. Vậy tại sao điều này lại giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm an lạc? Bạn có thể hình dung, nếu chỉ luôn nhìn sự vật theo một chiều, chúng ta sẽ bắt đầu đặt ra những quan niệm cứng nhắc về những điều mình cho là đúng hay là tốt đẹp; rồi tự mắc kẹt trong lối mòn tư duy thay vì để tâm trôi chảy tự do và linh hoạt. Chúng ta thậm chí còn bắt đầu ấn định thế nào là hạnh phúc. Nếu cuộc sống diễn biến theo hướng ta muốn, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và mọi chuyện đều ổn thỏa; nhưng nếu có bất gì khác viễn cảnh này, chúng ta sẽ kháng cự và lo lắng rằng mình sẽ bất hạnh. Khi chỉ giữ một cách nhìn đời duy nhất, chúng ta dễ bực tức và cáu giận nếu ai đó cư xử không phù hợp với quan điểm của mình. Chúng ta có một danh sách dài những điều “nên” và “không nên” và trở thành những người luôn chỉ trích và phán xét.
Nếu không chịu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chúng ta khó có thể tạo ra những mối liên hệ ý nghĩa hoặc có sự đồng cảm và tình yêu thương dành cho tha nhân. Chúng ta sẽ dần trở nên đơn độc và cảm thấy tâm hồn không còn khả năng thay đổi thích nghi. Đó chính là lý do vì sao việc thường xuyên rèn luyện tâm là rất quan trọng. Tâm ta cũng như động cơ xe hơi, nếu bị bỏ mặc quá lâu, nó sẽ han gỉ và những bộ phận truyền động sẽ không hoạt động trơn tru được nữa.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Nước có lẽ là một ví dụ dễ hình dung hơn cả: nước là nhà, là môi trường cư trú của loài cá nhưng con người chúng ta sẽ bị chết đuối, chúng ta không thể sống trong nước mặc dù vẫn cần nước uống để duy trì sự sống. Do vậy, ý nghĩa hay mục đích của nước thay đổi tùy theo góc nhìn của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta không cần bám chấp vào một khái niệm hay quan kiến cố định. Đối với hạnh phúc cũng vậy, chúng ta không nhất thiết phải định nghĩa hạnh phúc bởi hạnh phúc mang ý nghĩa khác nhau tùy theo từng người. Như trong Thiền môn có câu nói rằng: “Một phụ nữ đẹp, đối với người tình của nàng, sẽ là món quà tuyệt vời, đối với kẻ xuất gia sẽ là chướng ngại cản đường tu, và đối với loài muỗi lại là miếng mồi béo bở”.
Nhiều năm trước đây khi những người da trắng lần đầu tiên đặt chân đến Tây Tạng, người dân bản địa rất sợ hãi trước ngoại hình lạ lùng của họ với mái tóc vàng và cặp mắt xanh. Từ trước đến giờ, họ chưa từng nhìn thấy ai như vậy. Họ vỗ tay khi gặp người da trắng bởi vì đó là phong tục để xua đuổi những gì đáng sợ nhưng những người da trắng lại cảm thấy rất thích thú khi được vỗ tay vì văn hóa của họ coi đó là dấu hiệu của sự chào đón nồng nhiệt.
Kể từ khi quyết định thoát khỏi lối mòn xu hướng thói quen của mình, chúng ta sẽ học được cách nhìn nhận mọi sự khác đi, điều này diễn ra một cách tự nhiên vì bạn không còn bị bó buộc trong quan điểm của mình, hay chí ít bạn sẽ nhận ra mình đang nhìn thế giới qua lăng kính cá nhân. Vậy tại sao điều này lại giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm an lạc? Bạn có thể hình dung, nếu chỉ luôn nhìn sự vật theo một chiều, chúng ta sẽ bắt đầu đặt ra những quan niệm cứng nhắc về những điều mình cho là đúng hay là tốt đẹp; rồi tự mắc kẹt trong lối mòn tư duy thay vì để tâm trôi chảy tự do và linh hoạt. Chúng ta thậm chí còn bắt đầu ấn định thế nào là hạnh phúc. Nếu cuộc sống diễn biến theo hướng ta muốn, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và mọi chuyện đều ổn thỏa; nhưng nếu có bất gì khác viễn cảnh này, chúng ta sẽ kháng cự và lo lắng rằng mình sẽ bất hạnh. Khi chỉ giữ một cách nhìn đời duy nhất, chúng ta dễ bực tức và cáu giận nếu ai đó cư xử không phù hợp với quan điểm của mình. Chúng ta có một danh sách dài những điều “nên” và “không nên” và trở thành những người luôn chỉ trích và phán xét.
Nếu không chịu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chúng ta khó có thể tạo ra những mối liên hệ ý nghĩa hoặc có sự đồng cảm và tình yêu thương dành cho tha nhân. Chúng ta sẽ dần trở nên đơn độc và cảm thấy tâm hồn không còn khả năng thay đổi thích nghi. Đó chính là lý do vì sao việc thường xuyên rèn luyện tâm là rất quan trọng. Tâm ta cũng như động cơ xe hơi, nếu bị bỏ mặc quá lâu, nó sẽ han gỉ và những bộ phận truyền động sẽ không hoạt động trơn tru được nữa.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 616 lượt