Thở đi, khổ đau ơi!

Khổ đế hay sự thật về khổ đau là một chân lý vi diệu Đức Phật đã dạy trong Kinh Tứ Diệu Đế. Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, yêu nhau mà phải xa nhau là khổ, ghét nhau mà phải ở gần nhau là khổ, mong cầu không được là khổ, những nỗi khổ dẫy đầy trong thế gian, bao vây chúng sinh, chìm đắm chúng sinh như nước biển. 

Càng muốn xa lánh và chạy trốn khổ đau thì khổ đau dường như càng tăng thêm lên. Chính thái độ xa lánh và chạy trốn ấy cũng đã là nỗi khổ. Lấy một nỗi khổ khác từ bên trong đem chồng lên cái khổ đang có thành ra “khổ khổ”. Đi đến chân trời góc biển thì khổ đau cũng đi theo mình đến chân trời góc biển nên  không cần phải chạy trốn khổ đau để làm gì.

Tôi hay lầm tưởng về khổ đau. Công việc không hoàn thành thì sợ sếp la, cuối tuần chưa thuộc bài, chưa viết bài để nộp thì sợ thầy trách, nhà điện thoại lên có chuyện gì chẳng vui thì lo lắng. Lo lắng và sợ hãi khiến tôi sợ và tôi cho đó là những khổ đau. Thực ra đây là những khó khăn mà thôi. Tôi chưa quen với việc quán chiếu những nguyên nhân của khó khăn hay khổ đau.

Không phải lúc nào mình cũng gặp điều kiện thuận duyên. Làm gì trái với thói quen thường ngày sẽ khiến mình khổ sở. Mình sợ khổ, nên có điều gì làm mình khổ sở thì mình không muốn làm điều đó. Mình chỉ thích cái gì có vẻ tốt và đẹp đẽ, nên nghĩ rằng cái gì liên quan đến khổ thì thường là xấu. Nhưng không phải như vậy. Khổ là một sự thật, một chân lý. Nếu khổ hiện diện trong tâm, nó sẽ là nguyên nhân khiến cho mình nghĩ đến việc giải thoát. Nó khiến cho mình phải suy tư, chiêm nghiệm chứ không ngủ say trong chiến thắng, trong hạnh phúc vì khi hạnh phúc đi qua, mình sẽ hối tiếc và khổ đau. Hạnh phúc hay khổ đau mình đều phải nhận biết.

Có những khổ đau tưởng chừng làm mình ngã quỵ xuống, không thế đứng lên được nhưng sau đó mình vẫn có thể vượt qua. So khổ đau của mình với người khác thì khổ đau của mình nhỏ bé biết chừng nào, tự an ủi để tiếp tục bước đi.

Sỡ dĩ mình được sinh vào gia đình có hạnh phúc hoặc khổ đau bởi vì những người trong đó từng tạo hạnh phúc hay khổ đau tương đồng. Để chấm dứt khổ đau lúc nào mình cũng phải dặn lòng là phải luôn tu tập phát khởi những tâm thiện lành để chuyển hóa những khổ đau và làm cho tâm bất thiện không có cơ hội trổ ra khiến mình khổ đau nữa.

Có lần, Phật dạy các đệ tử:

“Này các Tỳ Kheo! Các vị hãy nghĩ xem, nước trong bốn biển là nhiều, hay là từ vô thỉ đến nay, lăn lộn mãi trong vòng sanh tử, nước mắt của các người đổ xuống trong ngày tháng đêm dài là nhiều? Này các Tỳ Kheo! Các vị trong một thời gian dài, đã biết bao lần, các vị chịu đựng nỗi thống khổ mất cha, mất mẹ, đã bao lần các vị chịu nỗi thống khổ mất con, mất anh em, mất chị em. Ðã biết bao lần, chịu nỗi thống khổ mất tài sản, nỗi thống khổ bệnh tật triền miên. Biết bao lần, các vị phải chịu nổi thống khổ xa người mình yêu, gần người mình ghét. Ðúng như vậy một điểm cũng không sai, đã bao nhiêu lần, các vị đã chịu những nổi thống khổ như vậy mà phải khóc và chảy nước mắt. Lượng nước mắt đổ ra thực là nhiều hơn nước của bốn biển cộng lại.
Này các Tỳ Kheo trong một thời gian dài, các vị đã chịu đựng những nỗi thống khổ, sầu bi, khổ não, như vậy, chịu đựng bao nhiêu bất hạnh, bao nhiêu đả kích, bao nhiêu dày vò… thây xác, xương cốt các vị lấp đầy mồ mả. Các vị chịu khổ như vậy đã đủ lắm rồi. Ðã đến lúc, các vị nhàm chán thế gian này, đã đến lúc các vị phải nổ lực thoát khỏi nỗi khổ của sinh tử….”

Con người, ai cũng phải chịu khổ đau do định luật nghiệp báo. Từ vô minh, chúng ta đã gieo biết bao nhiêu hành động thiện và bất thiện để khi sinh ra đời chúng ta phải nhận những kết quả của những hành động quá khứ ấy. Đức Phật nói rằng chúng ta không nên sinh ra nữa, vì sinh chính là đau khổ. Người mẹ mang thai con khổ nhọc suốt 9 tháng 10 ngày đau đớn nôn ói, đi lại cũng khó khăn. Sanh ra rồi, mình phải khổ sở vì tìm cách sinh nhai, đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn, chỗ ở. Phải siêng năng, vất vả, có khi bị lừa gạt, chèn ép đủ điều. Người có đủ phước báu thì được ăn ngon mặc đẹp, làm việc nơi mát mẻ, còn người không có nhiều phước báu thì phải làm lụng vất vả, ngoài mưa ngoài nắng, phải chịu đói khát sống qua ngày. Nhưng thực ra toàn bộ những điều chúng ta đang làm đó chỉ là tích chứa thêm đau khổ cho chính chúng ta.

Không phải là cái gì xa xôi gây nên đau khổ của chúng ta, mà chính mình là tác nhân gây khổ.

Dù sống với đầy đủ tiện nghi và thoải mái đến đâu, đã sinh ra thì chúng ta không thể thoát khỏi sự già nua, chúng ta sẽ phải bệnh, và rồi chúng ta sẽ phải chết. Đây chính là khổ, ngay bây giờ và ở đây. Nhưng có một điều không ai trong chúng ta có thể đảm bảo chắc chắn là mình có thể được sống bình yên vô sự mà không đau bệnh. Khi có đủ sức khỏe thì mình có thể làm việc, vui chơi ca hát nhưng khi cơn đau đớn của bệnh tật hành hạ thân xác thì lại tốn tiền chạy chữa khắp nơi, buồn rầu, lo sợ. Lúc này mình mới trân quý thân mạng mình.

Bệnh không chỉ đơn thuần bệnh về thân mà còn bệnh về tâm. Bệnh thân do bị tấn công của các loài vi khuẩn, do cách sống, do cách ăn, do cách suy nghĩ. Bệnh tâm do bực tức, mệt mỏi, chán chường, ganh tị, hiềm hận. Thân có thể chữa trị bằng cách uống thuốc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhưng còn tâm thì không có phương thuốc nào hữu hiệu có thể chữa được tâm bệnh bằng chính mình.

Theo thời gian thân thể này sẽ già nua và khổ đủ điều, như mắt mờ, chân run, lại còn lú lẫn tinh thần không được minh mẫn,hay cảm thấy bơ vơ không được ai chăm sóc gần gũi, tai không nghe rõ, bệnh cảm sơ sơ cũng lâu hết hơn người trẻ. Đó là dấu hiệu của sự già cỗi. Mái tóc xanh nay đã phai màu, những mong cầu thời trai trẻ chưa làm được, những thành tựu tạo ra chưa được hưởng, những nỗi khổ niềm đau chưa được giải quyết, những đam mê, những khát vọng chưa kịp thực hiện. Khổ phát sinh khi sợ hãi về cái chết hiện ra trong đầu. Mình sợ chết lắm, sợ xa rời người thương, sợ xa lìa thế gian này. Một khi hơi thở này chấm dứt, ta sẽ theo dòng nghiệp mà đi. Khi còn sống mình được người thân bạn bè yêu thương giúp đỡ, nhưng khi mất rồi thì mình đi một mình, cho dù gào thét kêu ba kêu mẹ  nhưng cũng chẳng ai có thể giúp.

Nhiều khi già không chỉ là khổ, nó còn là điều kiện của hạnh phúc. Biết rằng trước sau gì mình cũng sẽ già đi thì ngay chính giây phút này mình trân quý sự sống, thực tập hạnh phúc và ban phát hạnh phúc đến người xung quanh.

Do vô thường nên không có gì gọi là mãi mãi kể cả sự sống này. Có sinh thì phải diệt, có già nua và mất đi trong tích tắc. Những người đi trên chuyến bay MH370 cũng đâu biết là họ đang đi chuyến bay định mệnh đó. Đời sống rất mong manh, mong manh hơn cả sợi tơ. Nhìn thấy cái chết đến với người khác, xem đó là một lời cảnh báo nhắc nhở mình tu tập. Mình sống với niềm hy vọng hão huyền vô căn cứ ấy, từ chối đối diện với một sự thật là: bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể chết, vào bất cứ lúc nào.

Mình quên hẳn đi tính chất vô thường và khổ đau của đời sống, mê đắm và chạy theo những đam mê dục lạc của thế gian. Mắt chạy theo hình sắc tốt đẹp, tai chạy theo âm thanh hay lạ, cho đến mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều mê đắm và chạy theo dục lạc và bao nhiêu cái nghiệp xấu chồng chất ngày này qua ngày khác, mãi không thôi. Nếu bình tâm quán xét, ta sẽ thấy rằng những khoái lạc mà ta đang say đắm mong manh và ngắn ngủi biết bao nhiêu! Vui đó rồi buồn đó, hạnh phúc đó rồi khổ đau đó, có khác gì giọt sương long lanh sắp tan biến dưới ánh nắng ban mai. Sự mê đắm của chúng ta tất yếu chỉ mang lại những khổ đau ngày càng chồng chất, như tổ Quy Sơn có dạy: “Vui đó là nguyên nhân của khổ.”

Những nỗi khổ khi sinh ra và lớn lên, bệnh tật, già yếu là bản án chung cho tất cả mọi người, không một ai có thể thoát khỏi được! Thêm vào đó còn biết bao nhiêu nỗi khổ khác nữa, như ái biệt ly khổ, thương yêu mà phải chia lìa, người mẹ có con đi nghĩa vụ quân sự buồn bã mấy tháng trời, người thầy lo lắng cho đứa học trò vì sự an toàn của nó.

Cầu bất đắc khổ là nỗi khổ vì mong cầu mà không toại nguyện. Người đời thường thất vọng vì công danh, phú quý, tình duyên, có khi dẫn đến tự tử.

Nhiều người không cách giải quyết sự khổ mà dội dột tìm đến con đường tự tử để mà thoát khổ vì ngỡ rằng chấm dứt mạng sống này là chấm dứt sự khổ. Nhưng tự hủy hoại thân này là rất dễ bị đọa do thân thể này đâu chỉ là của riêng mình mà còn cả một tổ tiên cả một đền thờ tâm linh, mình đã phạm giới sát sanh. Nếu có tái sinh lên kiếp sống khác cũng tiếp tục phải chịu đoạ lạc khổ đau.

Bệnh không chỉ đơn thuần bệnh về thân mà còn bệnh về tâm. Bệnh thân do bị tấn công của các loài vi khuẩn, do cách sống, do cách ăn, do cách suy nghĩ. Bệnh tâm do bực tức, mệt mỏi, chán chường, ganh tị, hiềm hận. Thân có thể chữa trị bằng cách uống thuốc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhưng còn tâm thì không có phương thuốc nào hữu hiệu có thể chữa được tâm bệnh bằng chính mình.

Theo thời gian thân thể này sẽ già nua và khổ đủ điều, như mắt mờ, chân run, lại còn lú lẫn tinh thần không được minh mẫn,hay cảm thấy bơ vơ không được ai chăm sóc gần gũi, tai không nghe rõ, bệnh cảm sơ sơ cũng lâu hết hơn người trẻ. Đó là dấu hiệu của sự già cỗi. Mái tóc xanh nay đã phai màu, những mong cầu thời trai trẻ chưa làm được, những thành tựu tạo ra chưa được hưởng, những nỗi khổ niềm đau chưa được giải quyết, những đam mê, những khát vọng chưa kịp thực hiện. Khổ phát sinh khi sợ hãi về cái chết hiện ra trong đầu. Mình sợ chết lắm, sợ xa rời người thương, sợ xa lìa thế gian này. Một khi hơi thở này chấm dứt, ta sẽ theo dòng nghiệp mà đi. Khi còn sống mình được người thân bạn bè yêu thương giúp đỡ, nhưng khi mất rồi thì mình đi một mình, cho dù gào thét kêu ba kêu mẹ  nhưng cũng chẳng ai có thể giúp.

Nhiều khi già không chỉ là khổ, nó còn là điều kiện của hạnh phúc. Biết rằng trước sau gì mình cũng sẽ già đi thì ngay chính giây phút này mình trân quý sự sống, thực tập hạnh phúc và ban phát hạnh phúc đến người xung quanh.

Do vô thường nên không có gì gọi là mãi mãi kể cả sự sống này. Có sinh thì phải diệt, có già nua và mất đi trong tích tắc. Những người đi trên chuyến bay MH370 cũng đâu biết là họ đang đi chuyến bay định mệnh đó. Đời sống rất mong manh, mong manh hơn cả sợi tơ. Nhìn thấy cái chết đến với người khác, xem đó là một lời cảnh báo nhắc nhở mình tu tập. Mình sống với niềm hy vọng hão huyền vô căn cứ ấy, từ chối đối diện với một sự thật là: bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể chết, vào bất cứ lúc nào.

Mình quên hẳn đi tính chất vô thường và khổ đau của đời sống, mê đắm và chạy theo những đam mê dục lạc của thế gian. Mắt chạy theo hình sắc tốt đẹp, tai chạy theo âm thanh hay lạ, cho đến mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều mê đắm và chạy theo dục lạc và bao nhiêu cái nghiệp xấu chồng chất ngày này qua ngày khác, mãi không thôi. Nếu bình tâm quán xét, ta sẽ thấy rằng những khoái lạc mà ta đang say đắm mong manh và ngắn ngủi biết bao nhiêu! Vui đó rồi buồn đó, hạnh phúc đó rồi khổ đau đó, có khác gì giọt sương long lanh sắp tan biến dưới ánh nắng ban mai. Sự mê đắm của chúng ta tất yếu chỉ mang lại những khổ đau ngày càng chồng chất, như tổ Quy Sơn có dạy: “Vui đó là nguyên nhân của khổ.”

Những nỗi khổ khi sinh ra và lớn lên, bệnh tật, già yếu là bản án chung cho tất cả mọi người, không một ai có thể thoát khỏi được! Thêm vào đó còn biết bao nhiêu nỗi khổ khác nữa, như ái biệt ly khổ, thương yêu mà phải chia lìa, người mẹ có con đi nghĩa vụ quân sự buồn bã mấy tháng trời, người thầy lo lắng cho đứa học trò vì sự an toàn của nó.

Cầu bất đắc khổ là nỗi khổ vì mong cầu mà không toại nguyện. Người đời thường thất vọng vì công danh, phú quý, tình duyên, có khi dẫn đến tự tử.

Nhiều người không cách giải quyết sự khổ mà dội dột tìm đến con đường tự tử để mà thoát khổ vì ngỡ rằng chấm dứt mạng sống này là chấm dứt sự khổ. Nhưng tự hủy hoại thân này là rất dễ bị đọa do thân thể này đâu chỉ là của riêng mình mà còn cả một tổ tiên cả một đền thờ tâm linh, mình đã phạm giới sát sanh. Nếu có tái sinh lên kiếp sống khác cũng tiếp tục phải chịu đoạ lạc khổ đau.


Nguyên Phước Độ