Tội ác và Trừng phạt
23/08/2019 - 08:15
Lượt xem: 2202 lượt
Trong cuộc sống, hẳn tất cả chúng ta từng chứng kiến hoặc biết những câu chuyện về những kẻ dối trá, keo kiệt nhưng lại được hưởng một cuộc đời giàu sang, nhiều bổng lộc, dường như may mắn luôn mỉm cười với họ. Lại có nhiều kẻ lừa đảo, phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, họ ‘gieo gió’ nhưng mãi chưa thấy ‘gặt bão’.
Trớ trêu thay, nhiều người tử tế, làm ăn lương thiện chăm chỉ nhưng lại luôn gặp bất hạnh. Có những con người sinh ra đã chịu thiệt thòi với cơ thể không lành lặn hay mắc bệnh nan y… Những cảnh đời ấy éo le ấy khiến chúng ta cảm thấy cuộc đời thật bất công và tàn nhẫn.
Chính vì vậy mà niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, vào công bằng và lẽ phải dần bị sói mòn. Nhiều người cho rằng cuộc đời là canh bạc may rủi. Ngay cả những người được xem là ‘tài cao học rộng’ cũng bị trói buộc bởi định kiến. Họ chỉ tin vào nhân quả trong phạm vi hạn hẹp của những hiện tượng vật lý hay logic đơn thuần trong đời sống, ngoài ra tất cả chỉ là sự tình cờ, ngẫu nhiên hoặc may rủi. Với họ, mỗi người chỉ có duy nhất một kiếp sống, chết là hết và mọi hành động dù thiện hay ác đều sẽ tiêu tan không để lại dấu vết.
Sự thật có phải như vậy? Liệu những kẻ thủ ác có chạy trốn được sự ‘trừng phạt’ của quy luật nhân quả?
Theo quan kiến Phật giáo, mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta, được dẫn dắt bởi một tác ý, một động cơ nào đó, đều tạo ra năng lượng, và gieo một hạt giống vào trong ‘kho tâm thức’ của chúng ta. Đó chính là nghiệp. Nguồn năng lượng tiềm tàng, những tập khí tích tụ ấy trở thành nghiệp lực có sức mạnh ghê gớm dẫn dắt chúng ta suy nghĩ và hành động. Những thói quen huân tập hàng ngày trong đời sống là một ví dụ dễ thấy về sức mạnh của nghiệp.
Nghiệp thiện hay ác được quyết định bởi động cơ thiện lành hay ích kỷ, hại người. Hạt giống nghiệp gieo trong tàng thức không hề mất đi mà sẽ trực chờ điều kiện đầy đủ, hay nhân duyên chín mùi để trổ quả. Có những lúc kết quả thật dễ dàng nhận biết, ví dụ như ăn uống vô tội vạ, lười tập thể dục dẫn đến béo phì, sức khỏe sút kém trông thấy. Nhưng đôi khi, khoảng thời gian giữa nhân và quả có ‘độ trễ’ và cách xa nhau, vượt quá một kiếp người ngắn ngủi và ‘quả báo’ được ‘rời’ sang kiếp sau hoặc nhiều kiếp sống kế tiếp. Định kiến và chấp ngã khiến tầm nhìn của chúng ta trở nên hạn hẹp và không thể vượt qua nổi giới hạn của các giác quan. Đó là lý do chúng ta chưa ngộ được trí tuệ siêu việt không gian và thời gian của Đức Phật, không tin vào nghiệp và nhân quả.
Khoa học hiện đại vẫn đang từng bước tiếp cận bí mật của ‘sự sống’ phía sau cái chết. Tháng 10 năm 2014, các nhà khoa học tại Trường Đại học Southampton – một trong những trường đại học hàng đầu nước Anh đã công bố công trình nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 4 năm, theo dõi các trường hợp bệnh nhân ‘trở về từ cõi chết’ (sau khi chết lâm sàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như tâm thức vẫn tồn tại sau khi chết.
Nếu quả thật là có kiếp trước thì tại sao chúng ta lại không nhớ? Con người dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên. Ngay cả những việc làm tuần trước, tháng trước có khi mình còn không nhớ hết, huống hồ cả một cuộc hành trình dài từ vô thủy kiếp. Đó là chưa kể, nghiên cứu khoa học chứng minh con người rất dễ quên những việc làm bất thiện của mình. Mặc dù vậy, ngày nay nhiều bác sỹ thôi miên đã có thể giúp các bệnh nhân nhớ lại rõ tiền kiếp của mình vì mục đích điều trị.
Thiện nghiệp có thể được ví như ‘tài khoản công đức’ chúng ta tích lũy từ bao đời nay với mỗi hành động thiện lành, vô ngã vị tha của mình. Công đức ấy như tấm áo giáp bảo hộ giúp chúng ta đối diện những khó khăn chướng ngại trong cuộc sống.
Có người gặp nhiều ‘may mắn’ trong cuộc sống do được hưởng phước báu của đời trước, nhưng nếu không biết tu nhân tích đức mà chỉ tích lũy bất thiện nghiệp thì sẽ đến lúc ‘tài khoản’ cạn kiệt, sớm hay muộn họ sẽ phải trả giá cho hành động của mình.
Ngược lại, những người có trí nhìn những báo chướng, khó khăn trong cuộc đời mình như những bài pháp về nhân quả. Hiểu về sự vận hành của nghiệp giúp họ học cách chấp nhận những gì không thay đổi được, tập trung thay đổi bản thân, tích lũy công đức để chuyển hóa nghiệp, thay vì than thân trách phận hay oán trách cuộc đời.
Bởi vậy, những người tin sâu và thấu hiểu quy luật nghiệp và nhân quả thấy cuộc đời luôn công bằng, mọi điều xảy ra đều có lý do của nó. Vậy liệu những kẻ tội phạm có thực sự trốn thoát được sự ‘trừng phạt’? Có lẽ giờ đây bạn đã tự trả lời được câu hỏi này.
‘Khi mãn vận dù vua hay chúa,
Cũng giã từ của cải, giàu sang.
Bạn bè, quyến thuộc họ hàng,
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì,
Chỉ duy có nghiệp mang đi,
Theo như hình bóng không trừ một ai.’
(Lê Minh)
Trớ trêu thay, nhiều người tử tế, làm ăn lương thiện chăm chỉ nhưng lại luôn gặp bất hạnh. Có những con người sinh ra đã chịu thiệt thòi với cơ thể không lành lặn hay mắc bệnh nan y… Những cảnh đời ấy éo le ấy khiến chúng ta cảm thấy cuộc đời thật bất công và tàn nhẫn.
Chính vì vậy mà niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, vào công bằng và lẽ phải dần bị sói mòn. Nhiều người cho rằng cuộc đời là canh bạc may rủi. Ngay cả những người được xem là ‘tài cao học rộng’ cũng bị trói buộc bởi định kiến. Họ chỉ tin vào nhân quả trong phạm vi hạn hẹp của những hiện tượng vật lý hay logic đơn thuần trong đời sống, ngoài ra tất cả chỉ là sự tình cờ, ngẫu nhiên hoặc may rủi. Với họ, mỗi người chỉ có duy nhất một kiếp sống, chết là hết và mọi hành động dù thiện hay ác đều sẽ tiêu tan không để lại dấu vết.
Sự thật có phải như vậy? Liệu những kẻ thủ ác có chạy trốn được sự ‘trừng phạt’ của quy luật nhân quả?
Theo quan kiến Phật giáo, mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta, được dẫn dắt bởi một tác ý, một động cơ nào đó, đều tạo ra năng lượng, và gieo một hạt giống vào trong ‘kho tâm thức’ của chúng ta. Đó chính là nghiệp. Nguồn năng lượng tiềm tàng, những tập khí tích tụ ấy trở thành nghiệp lực có sức mạnh ghê gớm dẫn dắt chúng ta suy nghĩ và hành động. Những thói quen huân tập hàng ngày trong đời sống là một ví dụ dễ thấy về sức mạnh của nghiệp.
Nghiệp thiện hay ác được quyết định bởi động cơ thiện lành hay ích kỷ, hại người. Hạt giống nghiệp gieo trong tàng thức không hề mất đi mà sẽ trực chờ điều kiện đầy đủ, hay nhân duyên chín mùi để trổ quả. Có những lúc kết quả thật dễ dàng nhận biết, ví dụ như ăn uống vô tội vạ, lười tập thể dục dẫn đến béo phì, sức khỏe sút kém trông thấy. Nhưng đôi khi, khoảng thời gian giữa nhân và quả có ‘độ trễ’ và cách xa nhau, vượt quá một kiếp người ngắn ngủi và ‘quả báo’ được ‘rời’ sang kiếp sau hoặc nhiều kiếp sống kế tiếp. Định kiến và chấp ngã khiến tầm nhìn của chúng ta trở nên hạn hẹp và không thể vượt qua nổi giới hạn của các giác quan. Đó là lý do chúng ta chưa ngộ được trí tuệ siêu việt không gian và thời gian của Đức Phật, không tin vào nghiệp và nhân quả.
Khoa học hiện đại vẫn đang từng bước tiếp cận bí mật của ‘sự sống’ phía sau cái chết. Tháng 10 năm 2014, các nhà khoa học tại Trường Đại học Southampton – một trong những trường đại học hàng đầu nước Anh đã công bố công trình nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 4 năm, theo dõi các trường hợp bệnh nhân ‘trở về từ cõi chết’ (sau khi chết lâm sàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như tâm thức vẫn tồn tại sau khi chết.
Nếu quả thật là có kiếp trước thì tại sao chúng ta lại không nhớ? Con người dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên. Ngay cả những việc làm tuần trước, tháng trước có khi mình còn không nhớ hết, huống hồ cả một cuộc hành trình dài từ vô thủy kiếp. Đó là chưa kể, nghiên cứu khoa học chứng minh con người rất dễ quên những việc làm bất thiện của mình. Mặc dù vậy, ngày nay nhiều bác sỹ thôi miên đã có thể giúp các bệnh nhân nhớ lại rõ tiền kiếp của mình vì mục đích điều trị.
Thiện nghiệp có thể được ví như ‘tài khoản công đức’ chúng ta tích lũy từ bao đời nay với mỗi hành động thiện lành, vô ngã vị tha của mình. Công đức ấy như tấm áo giáp bảo hộ giúp chúng ta đối diện những khó khăn chướng ngại trong cuộc sống.
Có người gặp nhiều ‘may mắn’ trong cuộc sống do được hưởng phước báu của đời trước, nhưng nếu không biết tu nhân tích đức mà chỉ tích lũy bất thiện nghiệp thì sẽ đến lúc ‘tài khoản’ cạn kiệt, sớm hay muộn họ sẽ phải trả giá cho hành động của mình.
Ngược lại, những người có trí nhìn những báo chướng, khó khăn trong cuộc đời mình như những bài pháp về nhân quả. Hiểu về sự vận hành của nghiệp giúp họ học cách chấp nhận những gì không thay đổi được, tập trung thay đổi bản thân, tích lũy công đức để chuyển hóa nghiệp, thay vì than thân trách phận hay oán trách cuộc đời.
Bởi vậy, những người tin sâu và thấu hiểu quy luật nghiệp và nhân quả thấy cuộc đời luôn công bằng, mọi điều xảy ra đều có lý do của nó. Vậy liệu những kẻ tội phạm có thực sự trốn thoát được sự ‘trừng phạt’? Có lẽ giờ đây bạn đã tự trả lời được câu hỏi này.
‘Khi mãn vận dù vua hay chúa,
Cũng giã từ của cải, giàu sang.
Bạn bè, quyến thuộc họ hàng,
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì,
Chỉ duy có nghiệp mang đi,
Theo như hình bóng không trừ một ai.’
(Lê Minh)
- 2202 lượt