Vì sao cổ nhân nói: ‘Giàu sang mãi có khi cũng là 1 điều bất hạnh”
27/01/2024 - 13:22
Lượt xem: 242 lượt
Hầu như tất cả phàm phu chúng ta ai cũng muốn mình được giàu sang, quyền lực…Bởi vì khi giàu có chúng ta sẽ có rất nhiều sự thuận lợi, tiện nghi trong cuộc sống, như về giáo dục, y tế, ăn uống, nhà ở, vui chơi…
Người giàu và gia đình của họ luôn có điều kiện tốt, cao cấp hơn rất nhiều so với những người nghèo khổ,và đói kém trong xã hội.
Giàu có thì tốt như vậy, nhưng tại sao các Bậc cổ đức lại cho rằng: "Giàu sang mãi là một điều bất hạnh".
Sở dĩ giàu sang mãi là điều bất hạnh bởi vì: Khi cứ giàu bền mà không bao giờ bị nghèo bị khổ, lúc này người giàu dễ sinh tâm cống cao ngạo mạn, và rất dễ xem thường người khác, những người nghèo khổ, hay làm thuê cho họ.
Và khi sự kiêu ngạo lên đỉnh điểm, cũng là lúc người giàu ấy rất dễ tạo những điều xấu ác, như dễ ức hiếp người, dễ gieo khẩu nghiệp mắng chửi xúc phạm người khác, và đôi khi, để giữ vị thế giàu có, họ còn có thể làm những điều bất chính.
Giàu sang mãi thì rất hiếm người nghĩ đến việc tu hành, đạo đức, đơn giản là tu thì ai hưởng thụ những gì đang sở hữu...Vì thế mà Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rằng ''Phú quý học Đạo nan'', có nghãi là người giàu học khó học Đạo.
Người giàu sang cũng có nghĩa là người thành công theo quan niệm thế gian thông thường. Phần nhiều người thành công thì chỉ ''nói cho người khác nghe, chứ không chịu nghe người khác nói''. Việc biết mở lòng lắng nghe, sống khiêm nhường không phải người giàu nào cũng làm được.
Người giàu sang, không bận bịu nhiều về sinh kế, thường chạy theo những khoái lạc giác quan, từ đó mà tạo nghiệp. ''Nhàn cư vi bất thiện'' là như vậy. Rồi ăn uống, chi tiêu thì họ không sợ tạo nghiệp ác, cứ ăn uống hưởng thụ thoải mái, con cái cũng theo cái lối sống đó mà rất dễ hư hỏng, khó dạy bảo,…
Tuy nhiên họ cứ giàu, nên họ luôn nghĩ là mình sẽ còn giàu lâu nữa, những thật ra phước của họ đã bị tổn quá nhiều, nghiệp tội tạo ra ngày càng lớn, chính điều này sẽ làm cho họ bị sụp đổ sau đó. Và khi rơi xuống, không còn giàu nữa, có thể họ sẽ rơi xuống thấp luôn, và đọa lạc luôn sau khi mệnh chung.
Vì vậy, sự bất hạnh khi giàu sang mãi chính là ở điểm này, nghĩa là lúc giàu tạo nhiều ác nghiệp, tổn hao phước đức mà không biết, đến khi nghiệp tích lũy nhiều quá, trổ quả khiến họ bị đọa lạc luôn, nên đây là điều bất hạnh (trước sướng, sau quá khổ).
Nói như vậy, không phải để những người nghèo tự an ủi mình hay lấy làm đắc chí.
Bất kể bạn đang nghèo khổ hay giàu có, hãy cố gắng tu dưỡng đức hạnh, hãy tập kiểm soát sự hưởng thụ, nên giữ tâm khiêm hạ, sống biết tôn trọng người nghèo, thương người khổ, và luôn giữ gìn khẩu nghiệp, kiểm soát từng lời ăn nói, không nên nói những lời xúc phạm, làm tổn thương người khác, … Có như thế, thì sự giàu sang của chúng ta mới bền vững và không kéo theo những điều bất hạnh.
Giàu sang, nghèo khổ cũng như nhau.
Quan trọng sống sao để được "giàu"
Giàu Tâm, giàu Đức, giàu Nhân ái.
Giàu tiền, giàu bạc cũng phai mau!!.
Nhân quả chẳng chừa lấy một ai.
Độc ác, tham lam hay bất tài.
Có tâm, có đức và nhân hậu.
Cũng về cát bụi, có riêng ai.
Tuy cuối đường trần như nhau cả
Nhưng còn Quả Báo trổ tương lai...
(Tiếng Lòng)
Người giàu và gia đình của họ luôn có điều kiện tốt, cao cấp hơn rất nhiều so với những người nghèo khổ,và đói kém trong xã hội.
Giàu có thì tốt như vậy, nhưng tại sao các Bậc cổ đức lại cho rằng: "Giàu sang mãi là một điều bất hạnh".
Sở dĩ giàu sang mãi là điều bất hạnh bởi vì: Khi cứ giàu bền mà không bao giờ bị nghèo bị khổ, lúc này người giàu dễ sinh tâm cống cao ngạo mạn, và rất dễ xem thường người khác, những người nghèo khổ, hay làm thuê cho họ.
Và khi sự kiêu ngạo lên đỉnh điểm, cũng là lúc người giàu ấy rất dễ tạo những điều xấu ác, như dễ ức hiếp người, dễ gieo khẩu nghiệp mắng chửi xúc phạm người khác, và đôi khi, để giữ vị thế giàu có, họ còn có thể làm những điều bất chính.
Giàu sang mãi thì rất hiếm người nghĩ đến việc tu hành, đạo đức, đơn giản là tu thì ai hưởng thụ những gì đang sở hữu...Vì thế mà Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rằng ''Phú quý học Đạo nan'', có nghãi là người giàu học khó học Đạo.
Người giàu sang cũng có nghĩa là người thành công theo quan niệm thế gian thông thường. Phần nhiều người thành công thì chỉ ''nói cho người khác nghe, chứ không chịu nghe người khác nói''. Việc biết mở lòng lắng nghe, sống khiêm nhường không phải người giàu nào cũng làm được.
Người giàu sang, không bận bịu nhiều về sinh kế, thường chạy theo những khoái lạc giác quan, từ đó mà tạo nghiệp. ''Nhàn cư vi bất thiện'' là như vậy. Rồi ăn uống, chi tiêu thì họ không sợ tạo nghiệp ác, cứ ăn uống hưởng thụ thoải mái, con cái cũng theo cái lối sống đó mà rất dễ hư hỏng, khó dạy bảo,…
Tuy nhiên họ cứ giàu, nên họ luôn nghĩ là mình sẽ còn giàu lâu nữa, những thật ra phước của họ đã bị tổn quá nhiều, nghiệp tội tạo ra ngày càng lớn, chính điều này sẽ làm cho họ bị sụp đổ sau đó. Và khi rơi xuống, không còn giàu nữa, có thể họ sẽ rơi xuống thấp luôn, và đọa lạc luôn sau khi mệnh chung.
Vì vậy, sự bất hạnh khi giàu sang mãi chính là ở điểm này, nghĩa là lúc giàu tạo nhiều ác nghiệp, tổn hao phước đức mà không biết, đến khi nghiệp tích lũy nhiều quá, trổ quả khiến họ bị đọa lạc luôn, nên đây là điều bất hạnh (trước sướng, sau quá khổ).
Nói như vậy, không phải để những người nghèo tự an ủi mình hay lấy làm đắc chí.
Bất kể bạn đang nghèo khổ hay giàu có, hãy cố gắng tu dưỡng đức hạnh, hãy tập kiểm soát sự hưởng thụ, nên giữ tâm khiêm hạ, sống biết tôn trọng người nghèo, thương người khổ, và luôn giữ gìn khẩu nghiệp, kiểm soát từng lời ăn nói, không nên nói những lời xúc phạm, làm tổn thương người khác, … Có như thế, thì sự giàu sang của chúng ta mới bền vững và không kéo theo những điều bất hạnh.
Giàu sang, nghèo khổ cũng như nhau.
Quan trọng sống sao để được "giàu"
Giàu Tâm, giàu Đức, giàu Nhân ái.
Giàu tiền, giàu bạc cũng phai mau!!.
Nhân quả chẳng chừa lấy một ai.
Độc ác, tham lam hay bất tài.
Có tâm, có đức và nhân hậu.
Cũng về cát bụi, có riêng ai.
Tuy cuối đường trần như nhau cả
Nhưng còn Quả Báo trổ tương lai...
(Tiếng Lòng)
- 242 lượt