10 bí quyết hạnh phúc của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
20/03/2024 - 12:08
Lượt xem: 5231 lượt
Hạnh phúc luôn là đích đến của nhân loại. Hôm nay là ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, mời quý độc giả cùng suy ngẫm về 10 'bí quyết' sống hạnh phúc mà Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa khuyên nhủ chúng ta.
‘Hạnh phúc không phải quyền mà chính là bản chất và là tính túy của bạn, là lý do bạn có mặt trên cõi đời này. Hạnh phúc vốn sẵn đủ, bạn chẳng phải nhọc công gắng sức, chẳng phải tốn kém bất cứ điều gì bởi mọi thứ đều nằm trong tay và bạn có thể nắm lấy hạnh phúc ngay lập tức.
Lựa chọn hạnh phúc là công việc đơn giản như gạt công tắc đèn, làm sáng lên tất cả những điều tốt đẹp ta cần trân trọng tri ân.’
1. Hạnh phúc là sự lựa chọn.
Trong cuộc sống có nhiều việc chúng ta không thể thay đổi hay kiểm soát, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn hạnh phúc.Trên thực tế, chính bạn là vật cản duy nhất trên con đường tiến đến hạnh phúc.
‘Hạnh phúc không phải quyền mà chính là bản chất và là tính túy của bạn, là lý do bạn có mặt trên cõi đời này. Hạnh phúc vốn sẵn đủ, bạn chẳng phải nhọc công gắng sức, chẳng phải tốn kém bất cứ điều gì bởi mọi thứ đều nằm trong tay và bạn có thể nắm lấy hạnh phúc ngay lập tức.
Lựa chọn hạnh phúc là công việc đơn giản như gạt công tắc đèn, làm sáng lên tất cả những điều tốt đẹp ta cần trân trọng tri ân.’
1. Hạnh phúc là sự lựa chọn.
Trong cuộc sống có nhiều việc chúng ta không thể thay đổi hay kiểm soát, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn hạnh phúc.Trên thực tế, chính bạn là vật cản duy nhất trên con đường tiến đến hạnh phúc.
2.Tri Ân.
Mỗi sớm mai, hãy dành vài phút để nhớ về những người thân yêu, nhớ rằng mình đang có một mái nhà che mưa nắng, thưởng thức chén trà khi thức giấc, có bữa sáng ngon lành đang chờ sẵn. Rồi chúng ta thấy mình thật may mắn khi không bị ốm đau, mù lòa hay lang thang cơ nhỡ.
Lòng biết ơn soi sáng hạnh phúc trong ta, giúp bề mặt loạn động của tâm lắng dịu và khuyến khích chúng ta nhìn lại những gì mình đang có vốn sẵn đủ để sống một cuộc đời viên mãn hạnh phúc. Cũng giống như khi lặn xuống dưới những con sóng ồn ào, chúng ta có thể khám phá được vẻ đẹp của đại dương sâu thẳm. Lòng tri ân giúp ta hân hưởng trọn vẹn hiện tại và bớt đi những lo lắng vọng tưởng về tương lai.
3. Hãy mở lòng để hạnh phúc.
Khi sinh ra, trí tưởng tượng của chúng ta không hề có giới hạn. Theo thời gian, chúng ta tự dệt lên mạng lưới chằng chịt của những niềm tin quan niệm. Qua lớp lưới ấy, chúng ta nhìn thế giới đã được sàng lọc và tô vẽ. Chúng ta áp đặt điều kiện và giới hạn cho hạnh phúc rồi tự ám thị rằng nguồn hạnh phúc ấy rất hiếm hoi. Đây là công trình của bản ngã vốn thích đóng gói mọi thứ trong khuôn khổ của định kiến. Ngay khi biết thư giãn tâm, hiểu rằng chúngta luôn có cơ hội thay đổi, cánh cửa tâm đang khép kín sẽ rộng mở để chào đón hạnh phúc trở về.
Tại sao bạn lại chấp nhận cảnh tù đàykhi cánh cửa nhà tù đã rộng mở ?RUMI
4. Sống hòa hợp với cảm xúc của bạn.
Cảm xúc chính là người thầy và thường đưa ra những tín hiệu giúp ta nhận biết khi nào nên cởi mở thay vì cố kìm nén, ghen tức hoặc lo sợ trước những gì có thể xảy ra.
Hãy nhận biết rằng cơn giận dữ đang sôi sục trong lòng thật ra cũng chỉ là một cảm giác lướt qua, tựa như đám mây che khuất ánh mặt trời trong chốc lát. Hãy để nó trôi qua đừng bám víu và hiểu rằng bạn không phải là cơn giận mà chỉ đang trải nghiệm cơn giận mà thôi. Làm được như vậy bạn đã nhận được một trong những bài pháp vĩ đại nhất của cuộc sống.
Hãy ngồi tĩnh lặng và quán chiếu cảm xúc của mình.
5. Dừng mọi so sánh.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của so bì và đua tranh. Bạn có hay so sánh bản thân với người khác không? Dù cạnh tranh có thể là động lực thúc đẩy chúng ta vươn tới những tầm cao mới thì nó cũng tạo nên tâm lý hơn thua và khiến ta lo lắng. Tâm ganh tỵ khiến chúng ta thậm chí không tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc mình đang có. Thay vì hoan hỷ trước thành công hạnh phúc của người khác, chúng ta nhìn họ đầy thèm muốn và đố kỵ. Hoặc đến khi thành đạt, chúng ta lại tự mãn, cúi nhìn người khác bằng ánh mắt coi thường của kẻ ở trên. Hãy gạt đi tất cả những phán xét, so bì, đàm tiếu, chỉ tập trung sống thật với chính mình, đừng bận tâm đến những lời tán tụng hay chê bai.
6. Thay đổi xu hướng thói quen.
Con người có thói quen nhìn nhận mọi thứ tách bạch trắng đen, tốt xấu dù chúng ta biết rằng thực tế cuộc sống hiếm khi có thể chia chẻ được vuông vức, rạch ròi như vậy. Cơ hội chuyển hóa khổ đau luôn bắt nguồn từ cách nhìn nhận cuộc sống.Việc xem một điều bất như ý là họa hay phúc hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của chúng ta. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn có nên bám chấp một thế giới quan hạn hẹp hay mở rộng tâm mình để chấp nhận sự khác biệt và nhìn thấy vẻ đẹp của sự đa dạng.
Trong Thiền môn có câu: “Một phụ nữ đẹp, đối với người tình của nàng, sẽ là món quà tuyệt vời, đối với kẻ xuất gia sẽ là chướng ngại cản đường tu, và đối với loài muỗi lại là miếng mồi béo bở”.
Mỗi sớm mai, hãy dành vài phút để nhớ về những người thân yêu, nhớ rằng mình đang có một mái nhà che mưa nắng, thưởng thức chén trà khi thức giấc, có bữa sáng ngon lành đang chờ sẵn. Rồi chúng ta thấy mình thật may mắn khi không bị ốm đau, mù lòa hay lang thang cơ nhỡ.
Lòng biết ơn soi sáng hạnh phúc trong ta, giúp bề mặt loạn động của tâm lắng dịu và khuyến khích chúng ta nhìn lại những gì mình đang có vốn sẵn đủ để sống một cuộc đời viên mãn hạnh phúc. Cũng giống như khi lặn xuống dưới những con sóng ồn ào, chúng ta có thể khám phá được vẻ đẹp của đại dương sâu thẳm. Lòng tri ân giúp ta hân hưởng trọn vẹn hiện tại và bớt đi những lo lắng vọng tưởng về tương lai.
3. Hãy mở lòng để hạnh phúc.
Khi sinh ra, trí tưởng tượng của chúng ta không hề có giới hạn. Theo thời gian, chúng ta tự dệt lên mạng lưới chằng chịt của những niềm tin quan niệm. Qua lớp lưới ấy, chúng ta nhìn thế giới đã được sàng lọc và tô vẽ. Chúng ta áp đặt điều kiện và giới hạn cho hạnh phúc rồi tự ám thị rằng nguồn hạnh phúc ấy rất hiếm hoi. Đây là công trình của bản ngã vốn thích đóng gói mọi thứ trong khuôn khổ của định kiến. Ngay khi biết thư giãn tâm, hiểu rằng chúngta luôn có cơ hội thay đổi, cánh cửa tâm đang khép kín sẽ rộng mở để chào đón hạnh phúc trở về.
Tại sao bạn lại chấp nhận cảnh tù đàykhi cánh cửa nhà tù đã rộng mở ?RUMI
4. Sống hòa hợp với cảm xúc của bạn.
Cảm xúc chính là người thầy và thường đưa ra những tín hiệu giúp ta nhận biết khi nào nên cởi mở thay vì cố kìm nén, ghen tức hoặc lo sợ trước những gì có thể xảy ra.
Hãy nhận biết rằng cơn giận dữ đang sôi sục trong lòng thật ra cũng chỉ là một cảm giác lướt qua, tựa như đám mây che khuất ánh mặt trời trong chốc lát. Hãy để nó trôi qua đừng bám víu và hiểu rằng bạn không phải là cơn giận mà chỉ đang trải nghiệm cơn giận mà thôi. Làm được như vậy bạn đã nhận được một trong những bài pháp vĩ đại nhất của cuộc sống.
Hãy ngồi tĩnh lặng và quán chiếu cảm xúc của mình.
5. Dừng mọi so sánh.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của so bì và đua tranh. Bạn có hay so sánh bản thân với người khác không? Dù cạnh tranh có thể là động lực thúc đẩy chúng ta vươn tới những tầm cao mới thì nó cũng tạo nên tâm lý hơn thua và khiến ta lo lắng. Tâm ganh tỵ khiến chúng ta thậm chí không tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc mình đang có. Thay vì hoan hỷ trước thành công hạnh phúc của người khác, chúng ta nhìn họ đầy thèm muốn và đố kỵ. Hoặc đến khi thành đạt, chúng ta lại tự mãn, cúi nhìn người khác bằng ánh mắt coi thường của kẻ ở trên. Hãy gạt đi tất cả những phán xét, so bì, đàm tiếu, chỉ tập trung sống thật với chính mình, đừng bận tâm đến những lời tán tụng hay chê bai.
6. Thay đổi xu hướng thói quen.
Con người có thói quen nhìn nhận mọi thứ tách bạch trắng đen, tốt xấu dù chúng ta biết rằng thực tế cuộc sống hiếm khi có thể chia chẻ được vuông vức, rạch ròi như vậy. Cơ hội chuyển hóa khổ đau luôn bắt nguồn từ cách nhìn nhận cuộc sống.Việc xem một điều bất như ý là họa hay phúc hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của chúng ta. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn có nên bám chấp một thế giới quan hạn hẹp hay mở rộng tâm mình để chấp nhận sự khác biệt và nhìn thấy vẻ đẹp của sự đa dạng.
Trong Thiền môn có câu: “Một phụ nữ đẹp, đối với người tình của nàng, sẽ là món quà tuyệt vời, đối với kẻ xuất gia sẽ là chướng ngại cản đường tu, và đối với loài muỗi lại là miếng mồi béo bở”.
7. Chấp nhận sợ hãi.
Chúng ta không thể lường trước điều gì sẽ xảy ra và sự mơ hồ đó gieo vào tâm ta hạt giống sợ hãi.Thực ra, cuộc sống về bản chất vẫn luôn là một ẩn số vĩ đại. Khi bắt đầu lựa chọn lấy hạnh phúc, giải phóng tâm để được hạnh phúc, thay đổi thái độ để biết tri ân cuộc sống, chúng ta sẽ nhìn nỗi sợ hãi và bất trắc từ một góc độ khác. Chúng ta nhận ra sợ hãi là một phần của cuộc sống và trong sự vô thường biến dịch ẩn chứa cả những điều ngạc nhiên thú vị. Đằng sau nỗi sợ hãi luôn ẩn giấu tiềm năng to lớn giúp chúng ta trưởng thành.
8. Trải nghiệm nỗi đau.
Trải nghiệm mọi cung bậc của cảm xúc, bao gồm cả những vết thương lòng, có nghĩa là cho mình được thực sự trải nghiệm cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể thực sự hiểu được hạnh phúc khi đã nếm trải khổ đau.
9. Vun bồi những kết nối đầy ý nghĩa.
Tương tác với thế giới mở ra cơ hội cho đi và đón nhận vô số điều tốt đẹp như tri thức, cảm hứng, niềm vui, tình yêu thương, v.v. Những kết nối ấy trở thành điểm tựa nâng đỡ và tiếp sức khi chúng ta cần, mang đến vô vàn ý tưởng, khoảnh khắc và trải nghiệm tuyệt vời.
10. An trú trong hiện tại.
Khi an trú trong hiện tại, chúng ta trải nghiệm cảm giác tự do hoàn toàn mới mẻ, mọi lo âu về những bất trắc, vô thường sẽ tan biến một cách tự nhiên. Chúng ta cần trưởng dưỡng tâm tỉnh giác để biết trân quý hiện tại, sống trọn vẹn hôm nay thay vì tiếc nuối quá khứ hay vọng tưởng tương lai.
Thời điểm tốt nhất để nếm trải hạnh phúc chính là ngày hôm nay.
Cuộc sống không phải là chờ cho bão tố qua đi mà là học cách nhảy múa trong mưa.
VIVIAN GREEN
VIVIAN GREEN
(Theo ‘Hạnh Phúc Tại Tâm’ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa.)
- 5231 lượt