Tâm an lạc trong công việc
10/06/2022 - 07:49
Lượt xem: 220 lượt
Bất an và lo âu trong tâm thường bắt đầu từ môi trường làm việc. Áp lực phải thành công, mọi công việc phải chỉn chu, không chút sơ sót nào khiến chúng ta lo lắng. Quan hệ công việc cũng có thể gây ra lo lắng, bởi đây là quan hệ phụ thuộc vào quyền lực. Bạn luôn cảm thấy sự hiện diện của “sếp” trong mọi lúc, nhận thức sự thành công của bạn phụ thuộc vào quyết định của người này. Và rồi những lo âu thường nhật về việc liệu cuộc họp hay điện đàm có diễn ra tốt đẹp hay không, mọi người sẽ phản ứng thế nào về bài trình bày của bạn, liệu bạn có hoàn thành công việc đúng hay trễ thời hạn, tất cả trở thành nỗi ám ảnh có tên “công việc”.
Ai cũng mong có một công việc tốt. Tình yêu công việc là nguồn vui lớn trong cuộc sống; với tình yêu đó, bạn thấy mình được góp phần vào sự phát triển thành công của tổ chức, được phát huy kỹ năng và niềm đam mê cá nhân. Nhưng văn hóa tổ chức cũng là dễ tác động đến bản ngã. Ở những nơi có văn hóa phê phán, kỷ luật, chia rẽ, bạn sẽ luôn lo lắng về cách ứng xử cùng những sai sót lỗi lầm của mình. Bạn không chỉ căng thẳng nơi cơ quan mà còn mang áp lực này về nhà. Sức khỏe, tinh thần bạn giảm sút dao động theo những gì người quản lý có thể nghĩ hoặc không nghĩ về bạn.
Ở nhiều môi trường làm việc có một ý thức cạnh tranh mạnh mẽ, ý thức cạnh tranh này được khuyến khích nhằm đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng nhân viên một cách tốt nhất. Cách này thường tỏ ra có hiệu quả cao, ít nhất là bề ngoài. Mọi người đều làm việc chăm chỉ để được là nhân viên bán hàng có doanh số cao nhất, là người có cơ hội thăng chức hay nhận được tiền thưởng cao nhất. Tuy vậy, sự cạnh tranh ngấm ngầm cũng có thể có tác động tiêu cực lên tâm bạn. Thay vì khen ngợi những nỗ lực và thành công của đồng nghiệp, bạn có thể lại so sánh thành tựu của mình với của họ. Áp lực thường trực này có thể tích tụ lại khiến bạn căng thẳng, tâm lý trở nên mất cân bằng và thậm chí sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, từ trằn trọc khó ngủ cho tới những triệu chứng đau tim.
Chúng ta ai cũng muốn làm việc tốt, muốn nhận sự khen ngợi động viên và tiến bộ trên con đường sự nghiệp. Song thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Chúng ta cũng không thể biến tất cả đồng nghiệp của mình thành bạn thân. Đôi khi họ còn cho chúng ta bài học đắng cay về sự chê bai, ghen ghét, thù nghịch. Hãy tìm cách hóa giải điều này và biết coi công việc là bậc Thầy tốt nhất giúp ta thực hành biết tri ân, kiên nhẫn và từ mẫn hơn trong cuộc sống.
Ai cũng mong có một công việc tốt. Tình yêu công việc là nguồn vui lớn trong cuộc sống; với tình yêu đó, bạn thấy mình được góp phần vào sự phát triển thành công của tổ chức, được phát huy kỹ năng và niềm đam mê cá nhân. Nhưng văn hóa tổ chức cũng là dễ tác động đến bản ngã. Ở những nơi có văn hóa phê phán, kỷ luật, chia rẽ, bạn sẽ luôn lo lắng về cách ứng xử cùng những sai sót lỗi lầm của mình. Bạn không chỉ căng thẳng nơi cơ quan mà còn mang áp lực này về nhà. Sức khỏe, tinh thần bạn giảm sút dao động theo những gì người quản lý có thể nghĩ hoặc không nghĩ về bạn.
Ở nhiều môi trường làm việc có một ý thức cạnh tranh mạnh mẽ, ý thức cạnh tranh này được khuyến khích nhằm đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng nhân viên một cách tốt nhất. Cách này thường tỏ ra có hiệu quả cao, ít nhất là bề ngoài. Mọi người đều làm việc chăm chỉ để được là nhân viên bán hàng có doanh số cao nhất, là người có cơ hội thăng chức hay nhận được tiền thưởng cao nhất. Tuy vậy, sự cạnh tranh ngấm ngầm cũng có thể có tác động tiêu cực lên tâm bạn. Thay vì khen ngợi những nỗ lực và thành công của đồng nghiệp, bạn có thể lại so sánh thành tựu của mình với của họ. Áp lực thường trực này có thể tích tụ lại khiến bạn căng thẳng, tâm lý trở nên mất cân bằng và thậm chí sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, từ trằn trọc khó ngủ cho tới những triệu chứng đau tim.
Chúng ta ai cũng muốn làm việc tốt, muốn nhận sự khen ngợi động viên và tiến bộ trên con đường sự nghiệp. Song thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Chúng ta cũng không thể biến tất cả đồng nghiệp của mình thành bạn thân. Đôi khi họ còn cho chúng ta bài học đắng cay về sự chê bai, ghen ghét, thù nghịch. Hãy tìm cách hóa giải điều này và biết coi công việc là bậc Thầy tốt nhất giúp ta thực hành biết tri ân, kiên nhẫn và từ mẫn hơn trong cuộc sống.
Nỗ lực Vui vẻ
Trên mỗi bước đường đời, chúng ta đều có cơ hội giúp đỡ mọi người bằng tất cả khả năng và tâm hồn qua các công việc khó khăn nhưng thú vị. Bởi thế, có được công việc mình yêu thích là điều vô cùng quan trọng.
Cảm giác được đóng góp và làm tốt công việc có tác động tích cực lên tất cả khía cạnh cuộc sống. Bản ngã có thể muốn có những phần thưởng và sự công nhận, nhưng tự tính tâm thì không đòi hỏi như vậy. Tâm ta chỉ cần vui với công việc, được sống với đam mê và góp phần đem lại lợi ích cho cuộc đời là đã tự nhiên an lạc rồi.
Thường thì không phải bản thân công việc mà là tất cả những thứ tích tụ quanh công việc làm chúng ta bất an căng thẳng. Việc phải làm việc với những kiểu người khác nhau có thể khiến bạn thấy chán nản hoặc bị hiểu lầm. Bạn phải chờ người khác ra quyết định, ngồi trong những cuộc họp bạn cho là lãng phí thời gian hay ở nơi bạn thấy không liên quan. Công nghệ không giúp giải quyết mà còn khiến mọi thứ phức tạp thêm, khi tin nhắn chất chồng lên và những chuỗi trao đổi bằng thư điện tử trở nên khó theo dõi hơn bao giờ hết. Nhiều người nhận thấy họ luôn bị cắt ngang và dường như không thể hoàn thành một nhiệm vụ nào. Họ đổ lỗi cho môi trường làm việc, cho cách phân chia công việc, cho tình trạng bất an và mất khả năng tập trung của mình. Họ hầu như không làm được việc gì ngoài lo âu phàn nàn.
Vì vậy, chúng ta nên chú tâm vào bên trong nội tâm hơn là nhìn ra bên ngoài để kiểm tra xem công việc của mình tiến triển thế nào, có thể cải thiện ra sao, hay làm thế nào khiến ta hứng khởi. Nếu chúng ta có thể thay đổi cách nghĩ để thấy rằng tất cả mọi người về bản chất đều thực sự giống nhau: ‘Họ cũng giống tôi, cũng mong muốn được tôn trọng, được sống hạnh phúc và tránh xa đau khổ”. Suy nghĩ đơn giản này làm chúng ta bớt đi lo lắng về sự khác biệt, đồng thời giúp tạo nên nhịp cầu nối với mọi người. Chỉ một chút điều chỉnh về quan niệm có thể giúp mối quan hệ giữa mình với môi trường bên ngoài trở nên tốt đẹp, hài hòa và giúp công việc được thuận lợi.
Cảm giác được đóng góp và làm tốt công việc có tác động tích cực lên tất cả khía cạnh cuộc sống. Bản ngã có thể muốn có những phần thưởng và sự công nhận, nhưng tự tính tâm thì không đòi hỏi như vậy. Tâm ta chỉ cần vui với công việc, được sống với đam mê và góp phần đem lại lợi ích cho cuộc đời là đã tự nhiên an lạc rồi.
Thường thì không phải bản thân công việc mà là tất cả những thứ tích tụ quanh công việc làm chúng ta bất an căng thẳng. Việc phải làm việc với những kiểu người khác nhau có thể khiến bạn thấy chán nản hoặc bị hiểu lầm. Bạn phải chờ người khác ra quyết định, ngồi trong những cuộc họp bạn cho là lãng phí thời gian hay ở nơi bạn thấy không liên quan. Công nghệ không giúp giải quyết mà còn khiến mọi thứ phức tạp thêm, khi tin nhắn chất chồng lên và những chuỗi trao đổi bằng thư điện tử trở nên khó theo dõi hơn bao giờ hết. Nhiều người nhận thấy họ luôn bị cắt ngang và dường như không thể hoàn thành một nhiệm vụ nào. Họ đổ lỗi cho môi trường làm việc, cho cách phân chia công việc, cho tình trạng bất an và mất khả năng tập trung của mình. Họ hầu như không làm được việc gì ngoài lo âu phàn nàn.
Vì vậy, chúng ta nên chú tâm vào bên trong nội tâm hơn là nhìn ra bên ngoài để kiểm tra xem công việc của mình tiến triển thế nào, có thể cải thiện ra sao, hay làm thế nào khiến ta hứng khởi. Nếu chúng ta có thể thay đổi cách nghĩ để thấy rằng tất cả mọi người về bản chất đều thực sự giống nhau: ‘Họ cũng giống tôi, cũng mong muốn được tôn trọng, được sống hạnh phúc và tránh xa đau khổ”. Suy nghĩ đơn giản này làm chúng ta bớt đi lo lắng về sự khác biệt, đồng thời giúp tạo nên nhịp cầu nối với mọi người. Chỉ một chút điều chỉnh về quan niệm có thể giúp mối quan hệ giữa mình với môi trường bên ngoài trở nên tốt đẹp, hài hòa và giúp công việc được thuận lợi.
Cam kết đem lại tự do
Chúng ta đã nói rằng những bám chấp mạnh mẽ, dù là đối với tài sản, vật chất hay những mối quan hệ, đều có thể là nguyên nhân của tâm bất an. Những bám chấp đó khiến chúng ta dành quá nhiều thời gian lo lắng về những gì mình có thể đánh mất, thay vì hân hưởng những gì đang có trong tay.
Tuy vậy, giải thoát tâm khỏi sự bất an không có nghĩa là bạn buông bỏ cam kết hành động. Khi toàn tâm toàn ý với một việc, bạn được tự do. Bạn thực sự làm chủ bản thân và nắm quyền chủ động và chú tâm hành động. Mọi việc luôn tùy thuộc vào bạn. Ngay cả khi nghĩ mình không còn bất cứ sự lựa chọn nào trong cuộc đời này, bạn vẫn luôn có một sự lựa chọn trong tâm. Cam kết hành động chính là những lựa chọn đó.
Khi cam kết hành động, bạn trở nên tận tụy và chăm chỉ với mọi việc mình đang làm. Điều này giúp bạn tăng khả năng tập trung và định tâm trong từng giây phút. Khi biết lắng nghe tiếng nói của tự tính tâm sâu thẳm bên trong, bạn sẽ nhận ra điều gì thực sự là quan trọng trong cuộc sống. Khi đó, bạn có thể hành động và giải thoát bản thân khỏi mọi ràng buộc đến từ bên ngoài. Bạn không còn khăng khăng buộc mình phải đạt được những kết quả cụ thể, mà thay vào đó, bạn biết mình sẽ cần nỗ lực hết sức. Tuy không thể kiểm soát mọi người hay thế giới xung quanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể cam kết làm tốt công việc của mình – công việc bạn muốn làm.
Tuy vậy, giải thoát tâm khỏi sự bất an không có nghĩa là bạn buông bỏ cam kết hành động. Khi toàn tâm toàn ý với một việc, bạn được tự do. Bạn thực sự làm chủ bản thân và nắm quyền chủ động và chú tâm hành động. Mọi việc luôn tùy thuộc vào bạn. Ngay cả khi nghĩ mình không còn bất cứ sự lựa chọn nào trong cuộc đời này, bạn vẫn luôn có một sự lựa chọn trong tâm. Cam kết hành động chính là những lựa chọn đó.
Khi cam kết hành động, bạn trở nên tận tụy và chăm chỉ với mọi việc mình đang làm. Điều này giúp bạn tăng khả năng tập trung và định tâm trong từng giây phút. Khi biết lắng nghe tiếng nói của tự tính tâm sâu thẳm bên trong, bạn sẽ nhận ra điều gì thực sự là quan trọng trong cuộc sống. Khi đó, bạn có thể hành động và giải thoát bản thân khỏi mọi ràng buộc đến từ bên ngoài. Bạn không còn khăng khăng buộc mình phải đạt được những kết quả cụ thể, mà thay vào đó, bạn biết mình sẽ cần nỗ lực hết sức. Tuy không thể kiểm soát mọi người hay thế giới xung quanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể cam kết làm tốt công việc của mình – công việc bạn muốn làm.
Hoà hợp với cấp trên
Đối với nhiều người, điều này có thể là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Chúng ta dành cả đời mình cống hiến cho công việc và vì thế có quan hệ tốt với đồng nghiệp có thể giúp làm dịu tâm bất an. Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ với cấp trên của bạn.
Chúng ta thường quá bám chấp vào những lời khen chê của lãnh đạo, trong khi đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả làm việc của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tâm tư, tình cảm, trạng thái của chính họ trong ngày hôm đó; Chúng ta thường quên mất những điều này. Có lúc chúng ta cảm thấy phấn chấn khi nhận được một cái vỗ vai khen ngợi của lãnh đạo, nhưng lúc khác chúng ta lại cảm giác như tất cả đều sụp đổ khi cấp trên phê bình một sai lầm ta vừa mắc phải. Chúng ta cảm thấy bất an không biết mình đang ở đâu bởi hoàn toàn quên rằng ta cần dựa vào chính bản thân và luôn tự tin rằng mỗi ngày đến cơ quan, chúng ta đều làm việc hết mình.
Bạn nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều chỉ là con người, kể cả tại nơi làm việc. Điều này rất hữu ích. Tất cả chúng ta đều đặc biệt, tuy nhiên, nhưng đồng thời cũng chẳng có gì khác biệt. Bạn dễ bị lôi kéo vào những cuộc tranh giành, vùi dập, ghanh đua nơi công sở; nếu như điều đó khiến bạn lo lắng bất an hay khiến niềm tin của bạn vào tổ chức suy giảm, thì bạn hãy can đảm, mạnh dạn thay đổi. Hãy nhắc mình rút lui khỏi cuộc chiến của bản ngã và trở về sống đúng với bản tính chân thật.
(Theo ‘Tâm an lạc’ – Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
Chúng ta thường quá bám chấp vào những lời khen chê của lãnh đạo, trong khi đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả làm việc của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tâm tư, tình cảm, trạng thái của chính họ trong ngày hôm đó; Chúng ta thường quên mất những điều này. Có lúc chúng ta cảm thấy phấn chấn khi nhận được một cái vỗ vai khen ngợi của lãnh đạo, nhưng lúc khác chúng ta lại cảm giác như tất cả đều sụp đổ khi cấp trên phê bình một sai lầm ta vừa mắc phải. Chúng ta cảm thấy bất an không biết mình đang ở đâu bởi hoàn toàn quên rằng ta cần dựa vào chính bản thân và luôn tự tin rằng mỗi ngày đến cơ quan, chúng ta đều làm việc hết mình.
Bạn nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều chỉ là con người, kể cả tại nơi làm việc. Điều này rất hữu ích. Tất cả chúng ta đều đặc biệt, tuy nhiên, nhưng đồng thời cũng chẳng có gì khác biệt. Bạn dễ bị lôi kéo vào những cuộc tranh giành, vùi dập, ghanh đua nơi công sở; nếu như điều đó khiến bạn lo lắng bất an hay khiến niềm tin của bạn vào tổ chức suy giảm, thì bạn hãy can đảm, mạnh dạn thay đổi. Hãy nhắc mình rút lui khỏi cuộc chiến của bản ngã và trở về sống đúng với bản tính chân thật.
(Theo ‘Tâm an lạc’ – Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
- 220 lượt