Có lòng tham sẽ không thành tựu được gì!
10/11/2024 - 10:16
Lượt xem: 54 lượt
Chớ nên khởi tâm tham cầu, tham cảm ứng, vì đó là chuyện mơ mộng, như đi trong cõi mịt mờ và cũng đừng nên tự dối gạt mình. Nếu như không nhận rõ được mục tiêu, bỏ gốc lấy ngọn, là quý vị lãng phí thời gian quý báu của mình mà chẳng được gì, sau có hối hận cũng đã trễ mất!
Người tu hành nên trong sạch như con mắt của mình, không thể dung chứa dù chỉ một hạt cát. Ví như trong mắt quý vị có hạt cát, nhất định quý vị rất khó chịu và lo tìm cách để lấy nó ra ngay. Nếu không, cả thân tâm quý vị cũng chẳng sao yên được. Tu đạo cũng giống như thế. Hạt cát đó là gì? Là lòng tham. Có lòng tham thì mọi việc sẽ bắt đầu biến đổi. Bản lai vốn trong sạch, nhưng một khi trong đầu có ý tham, tức khởi động tác dụng hóa học, biến nước trong sạch thành nước dơ. Như vậy đã không có lợi cho người, trái lại còn hại cho mình nữa.
Người tu hành hễ có một phần thành tâm là có một phần thành tựu và cảm ứng, có mười phần thành tâm, sẽ có mười phần thành tựu và cảm ứng. Khi có được thành tựu và cảm ứng rồi, chúng ta không nên chấp chứa ở trong tâm. Vì là "Ưng Vô Sở Trụ" nên chúng ta hãy quên phức nó đi. Mục đích chủ yếu tu đạo của chúng ta là vì muốn liễu sanh thoát tử, chứ không phải vì cầu cảm ứng.
Chúng ta tu hành thì không nên có ý đồ, như cầu được thành tựu, muốn được cảm ứng, vì đó là điều sai lầm to lớn. Mọi người nên hiểu cho rõ về điểm nầy. Nếu quý vị chuyên tâm nhất chí tu hành, khi công phu đến mức thành thục rồi, tự nhiên quý vị sẽ được thành tựu và cảm ứng. Nhưng nếu tu hành mà có ý đồ, quý vị vĩnh viễn sẽ không thành đạt gì và cũng không có cảm ứng chi.
Như câu nói: "Có tâm là vọng tưởng, vô tâm là cảm ứng". Cảm ứng thì có thể hy vọng, nhưng không nên cầu xin.
Người tu hành nên: "Chỉ hỏi chuyện cày bừa, chứ không hỏi việc thu hoạch". Bất luận làm việc gì, chúng ta cũng nên tận lực làm và đừng màng đến kết quả sẽ ra sao. Dù như thế nào, mình cũng nên quang minh chánh đại, điểm xuất phát là chỉ vì công chứ không vì tư, không có tâm ích kỷ riêng tư khi làm việc và không tính toán lo rầu về chuyện thành hay bại. Khi làm việc cho công chúng, chúng ta cũng nên như vậy. Chúng ta không nên lo sợ, giống như phía trước đang có sói, còn phía sau thì có cọp. Vì nếu có chuyện xảy ra, ai cũng không dám đứng ra gánh vác, rồi xô đẩy trách nhiệm cho nhau. Chuyện nhỏ mà như vậy, còn chuyện lớn thì cứ suy ra thì sẽ biết.
Đừng có vọng tưởng như người ngu, là không đi học mà muốn được bằng Tiến sĩ; không trồng trọt mà muốn thu hoạch ngũ cốc; không mua vé đua ngựa mà đòi trúng giải nhất. Đâu có chuyện tiện lợi vậy. Như mùa xuân quý vị phải lo gieo giống, cày cấy, tưới nước, bón phân, thì đến mùa thu mới có thâu hoạch được. Cho nên nói: "Một phần cày bừa, được một phần thâu hoạch", là đạo lý tự nhiên thôi!
Quý vị hãy chú ý, chớ nên khởi tâm tham cầu, tham thành tựu, tham cảm ứng, vì đó là chuyện mơ mộng, như đi trong cõi mịt mờ và cũng đừng nên tự dối gạt mình. Nếu như không nhận rõ được mục tiêu, bỏ gốc lấy ngọn, là quý vị lãng phí thời gian quý báu của mình mà chẳng được gì, sau có hối hận cũng đã trễ mất!
(HT. Tuyên Hoá)
Người tu hành nên trong sạch như con mắt của mình, không thể dung chứa dù chỉ một hạt cát. Ví như trong mắt quý vị có hạt cát, nhất định quý vị rất khó chịu và lo tìm cách để lấy nó ra ngay. Nếu không, cả thân tâm quý vị cũng chẳng sao yên được. Tu đạo cũng giống như thế. Hạt cát đó là gì? Là lòng tham. Có lòng tham thì mọi việc sẽ bắt đầu biến đổi. Bản lai vốn trong sạch, nhưng một khi trong đầu có ý tham, tức khởi động tác dụng hóa học, biến nước trong sạch thành nước dơ. Như vậy đã không có lợi cho người, trái lại còn hại cho mình nữa.
Người tu hành hễ có một phần thành tâm là có một phần thành tựu và cảm ứng, có mười phần thành tâm, sẽ có mười phần thành tựu và cảm ứng. Khi có được thành tựu và cảm ứng rồi, chúng ta không nên chấp chứa ở trong tâm. Vì là "Ưng Vô Sở Trụ" nên chúng ta hãy quên phức nó đi. Mục đích chủ yếu tu đạo của chúng ta là vì muốn liễu sanh thoát tử, chứ không phải vì cầu cảm ứng.
Chúng ta tu hành thì không nên có ý đồ, như cầu được thành tựu, muốn được cảm ứng, vì đó là điều sai lầm to lớn. Mọi người nên hiểu cho rõ về điểm nầy. Nếu quý vị chuyên tâm nhất chí tu hành, khi công phu đến mức thành thục rồi, tự nhiên quý vị sẽ được thành tựu và cảm ứng. Nhưng nếu tu hành mà có ý đồ, quý vị vĩnh viễn sẽ không thành đạt gì và cũng không có cảm ứng chi.
Như câu nói: "Có tâm là vọng tưởng, vô tâm là cảm ứng". Cảm ứng thì có thể hy vọng, nhưng không nên cầu xin.
Người tu hành nên: "Chỉ hỏi chuyện cày bừa, chứ không hỏi việc thu hoạch". Bất luận làm việc gì, chúng ta cũng nên tận lực làm và đừng màng đến kết quả sẽ ra sao. Dù như thế nào, mình cũng nên quang minh chánh đại, điểm xuất phát là chỉ vì công chứ không vì tư, không có tâm ích kỷ riêng tư khi làm việc và không tính toán lo rầu về chuyện thành hay bại. Khi làm việc cho công chúng, chúng ta cũng nên như vậy. Chúng ta không nên lo sợ, giống như phía trước đang có sói, còn phía sau thì có cọp. Vì nếu có chuyện xảy ra, ai cũng không dám đứng ra gánh vác, rồi xô đẩy trách nhiệm cho nhau. Chuyện nhỏ mà như vậy, còn chuyện lớn thì cứ suy ra thì sẽ biết.
Đừng có vọng tưởng như người ngu, là không đi học mà muốn được bằng Tiến sĩ; không trồng trọt mà muốn thu hoạch ngũ cốc; không mua vé đua ngựa mà đòi trúng giải nhất. Đâu có chuyện tiện lợi vậy. Như mùa xuân quý vị phải lo gieo giống, cày cấy, tưới nước, bón phân, thì đến mùa thu mới có thâu hoạch được. Cho nên nói: "Một phần cày bừa, được một phần thâu hoạch", là đạo lý tự nhiên thôi!
Quý vị hãy chú ý, chớ nên khởi tâm tham cầu, tham thành tựu, tham cảm ứng, vì đó là chuyện mơ mộng, như đi trong cõi mịt mờ và cũng đừng nên tự dối gạt mình. Nếu như không nhận rõ được mục tiêu, bỏ gốc lấy ngọn, là quý vị lãng phí thời gian quý báu của mình mà chẳng được gì, sau có hối hận cũng đã trễ mất!
(HT. Tuyên Hoá)
- 54 lượt