Tâm trạng có hại cho sức khỏe nhất không phải là tức giận và đau buồn
24/08/2024 - 07:16
Lượt xem: 266 lượt
Ảnh hưởng của các loại tâm trạng đối với sức khỏe
Tiến sỹ tâm lý học nổi tiếng David R. Hawkins đã phân tích cấp độ năng lượng của các trạng thái tâm lý, từ tiêu cực nhất, tổn hại sức khoẻ cho đến tình cảm tích cực nhất, nuôi dưỡng thân thể, trong tất cả các loại năng lượng cảm xúc thì xếp hạng thấp nhất không phải là tức giận, đau buồn và sợ hãi. Lòng kiêu hãnh cũng không tích cực như bạn tưởng. Vậy xếp hạng thấp nhất và cao nhất là những trạng thái tâm lý nào? Theo thang cấp độ năng lượng theo thang điểm từ 0 đến 1000, dưới 200 là tiêu cực và có thể gây hại sức khoẻ, trên 200 là tích cực và khỏe mạnh.
Tiến sỹ tâm lý học nổi tiếng David R. Hawkins đã phân tích cấp độ năng lượng của các trạng thái tâm lý, từ tiêu cực nhất, tổn hại sức khoẻ cho đến tình cảm tích cực nhất, nuôi dưỡng thân thể, trong tất cả các loại năng lượng cảm xúc thì xếp hạng thấp nhất không phải là tức giận, đau buồn và sợ hãi. Lòng kiêu hãnh cũng không tích cực như bạn tưởng. Vậy xếp hạng thấp nhất và cao nhất là những trạng thái tâm lý nào? Theo thang cấp độ năng lượng theo thang điểm từ 0 đến 1000, dưới 200 là tiêu cực và có thể gây hại sức khoẻ, trên 200 là tích cực và khỏe mạnh.
1. Hổ thẹn (shame): 20
Những người thường xuyên cảm thấy tủi nhục, có lòng tự trọng rất thấp và có thể dẫn đến hoang tưởng. Ở trong trạng thái tâm lý này quá lâu thậm chí khiến người ta trở thành những kẻ cực đoan, rất đáng sợ. Mặt khác, cấp độ năng lượng của tủi hổ gần với mức tử vong, nó giống như hành vi tự sát có ý thức. Dưới tâm trạng hổ, chúng ta chỉ muốn lỗ nẻ để chui xuống, hoặc là hy vọng mình có thể ẩn thân.
2. Tội lỗi (guilty): 30
Cảm giác tội lỗi thể hiện dưới nhiều hình thức, ví dụ như hối hận, tự trách mình… cho đến tất cả những tình tiết bị tổn hại. Cảm giác tội lỗi vô ý thức sẽ dẫn đến bệnh tật của thân và tâm. Nó thường biểu hiện là luôn uất hận và mệt mỏi.
3. Thờ ơ lãnh đạm (apathy): 50
Cấp độ năng lượng này biểu hiện là tuyệt vọng và bất lực. Thế giới và tương lai đối với họ dường như không còn hy vọng. Những người vô gia cư, nghèo khổ, già cả đơn độc thường có cảm giác này. Lãnh đạm có nghĩa là cảm thấy bất lực, khiến con người trở thành người bị hại trong cuộc sống. Trừ phi có người giúp đỡ từ bên ngoài dẫn dắt, nếu không thì họ có thể chán ngán đến chết.
4. Đau buồn (grief): 75
Đây là cấp độ năng lượng đau buồn, mất mát và tiếc nuối. Người ở cấp độ năng lượng này sống cuộc đời thất vọng và chán nản. Cuộc sống tràn đầy nỗi hối hận, tự trách và đau khổ. Họ nhìn đời một màu xám.
5. Sợ hãi (fear): 100
Người ở cấp độ năng lượng này nhìn thế giới thì thấy đâu đâu cũng đầy rẫy nguy hiểm, hãm hại và đe dọa. Họ cảm thấy bất an. Đó có thể là nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, sợ bất chắc của cuộc sống, sợ thử thách, sợ tuổi già, sợ cái chết, sợ mất mát, sợ người lạ…
6. Ham muốn (desire): 125
Ham muốn khiến chúng ta cảm thấy có khá nhiều năng lượng. Đây cũng là một cấp năng lượng dễ gây nghiện, không biết lúc nào đó, một ham muốn sẽ lớn mạnh hơn cả bản thân sinh mệnh. Chúng ta theo đuổi tiền tài danh vọng, sắc đẹp và nhiều tiện nghi khác của cuộc sống. Và khi không đạt được mong cầu thì cuộc đời trở nên thất vọng, phiền não.
7. Tức giận (anger): 150
Sân giận có thể biểu hiện như từ hờn dỗi, bực dọc, tức tối cho đến hận thù. Nếu có người có thể nhảy thoát khỏi vòng lãnh đạm và tội lỗi, đồng thời thoát khỏi sự khống chế của sự sợ hãi, thì người đó bắt đầu có ham muốn, mà ham muốn thì dẫn đến cảm giác thất bại khi không đạt được, tiếp đến sẽ gây ra phẫn nộ. Tức giận thường biểu hiện là oán hận và tâm lý phục thù, nó dễ thay đổi và nguy hiểm. Tức giận đến từ ham muốn mà không thỏa mãn, đến từ cấp năng lượng thấp hơn. Cảm giác thất bại đến từ việc phóng đại tầm quan trọng của ham muốn. Sân giận là thứ năng lượng gặm nhấm tâm hồn con người.
8. Kiêu hãnh (pride): 175
So với những cấp năng lượng ở trên thì mọi người cảm thấy cấp năng lượng này khá hơn. Vì kiêu hãnh dựa trên những thứ sở hữu bên ngoài nên nó rất mong manh dễ vỡ. Kiêu hãnh thường dẫn đến phủ nhận, đòi hỏi và ngạo mạn, những điều này lại ngăn cản sự trưởng thành.
9. Dũng cảm (courage): 200
Đến mức năng lượng 200 này. Đây là điểm mấu chốt quan trọng, là ranh giới của cảm xúc tích cực. Dũng cảm là nền tảng phát triển bản thân, đạt được thành tựu, kiên trì không lay chuyển và quyết đoán. Ở các cấp năng lượng thấp hơn, người ta nhìn thế giới là bất lực, thất vọng, thất bại, sợ hãi. Khi có lòng can đảm, cuộc sống trở nên thú vị và tràn đầy thử thách . Ở cấp độ năng lượng năng động này, con người có năng lực nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống.
10. Bình tĩnh (neutrality): 250
Cảm xúc ở mức năng lượng này là niềm tin và sự an toàn. Chúng ta có khả năng nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không thiên kiến. Chúng ta cũng không bị bám chấp vào sở hữu, ngoại cảnh, có thể bình thản đón nhận thử thách và những bất như ý của cuộc sống.
Đến cấp năng lượng này có nghĩa là vượt trên kết quả, người ta sẽ không còn sợ thất bại và sợ hãi nữa. Đây là cấp năng lượng của cảm giác an toàn. Người đạt đến cấp độ năng lượng này đều rất dễ chung sống đối xử với mọi người, hơn nữa còn khiến mọi người cảm thấy ấm áp và đáng tin.
11. Chủ động (willingness): 310
Tầng thức ý thức này có thể coi là đã vào một môn ở tầng thứ cao. Nếu người ở ‘tầng’ bình tĩnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ công tác một cách thiết thực, thì người ở ‘tầng’ chủ động thường sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, và dốc hết sức đạt được thành công.
Người ở cấp độ năng lượng thấp hơn 200 thì tư tưởng của họ là phong bế, nhưng người ở cấp năng lượng 310 thì hoàn toàn khai mở, tràn đầy lạc quan. Người ở cấp năng lượng này thường chân thành và thân thiện, và dễ đạt được thành công về giao tiếp và về kinh tế. Họ hữu ích đối với mọi người, và có cống hiến đối với sự tiến bộ của xã hội.
Câu hỏi đối với họ là làm sao để sử dụng năng lượng của mình một cách hữu hiệu nhất.
12. Chấp nhận (acceptance): 350
Ở cấp năng lượng này có một chuyển biến cực lớn, đó là chúng ta hiểu rõ mình là chủ vận mệnh, là người kiến tạo cuộc sống của mình. Người ở cấp năng lượng thấp hơn 200 thì không có sức mạnh, thường coi mình là người bị tổn hại, hoàn toàn bị cuộc sống khống chế, bởi họ cho rằng hạnh phúc hay khổ đau đến từ bên ngoài.
Những người ở cấp độ năng lượng của sự chấp nhận không còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, họ có đủ sức mạnh nội tâm để gạt bỏ những tư tưởng tiêu cực, định kiến xã hội, chấp nhận cuộc sống như nó vốn có và kiến tạo cuộc sống của riêng mình.
Người ở cấp độ năng lượng này không hứng thú đối với phán đoán đúng sai, trái lại, họ vui vẻ tham gia vào làm thế nào giải quyết khó khăn. Họ càng chú ý đến những mục tiêu lâu dài, khả năng kỷ luật tự giác và kiểm soát bản thân tốt, đó là đặc điểm nổi bật của họ.
13. Tư duy mạch lạc (reason): 400
Vượt qua cấp năng lượng cảm tính là bước vào giai đoạn có lý trí và trí tuệ. Đây là cấp năng lượng hình thành bởi khoa học, y học, khái niệm hóa và khả năng lý giải. Tri thức và giáo dục ở đây trở thành trình độ. Đây là cấp năng lượng của những người đạt giải Nobel, nhiều vĩ nhân như Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng khác trong lịch sử đều ở cấp độ này.
Nhược điểm của người ở mức năng lượng này là dễ bị sa đà vào học thuật và số liệu. Tư duy logic đơn thuần không thể khiến con người đi đến chân lý. Nó chỉ có thể tạo ra lượng lớn thông tin và hồ sơ, nhưng thiếu năng lực giải quyết sự khác biệt của con số và kết quả. Đó cũng là một trở ngại lớn nhất để lên cấp độ năng lượng cao hơn.
14. Yêu thương (love): 500
Yêu thương ở đây không phải là tình yêu theo ý nghĩa thông thường, hay đi kèm với sự bám chấp và sân giận. Loại tình yêu dính mắc thế gian hễ gặp trắc trở thì lập tức trở thành căm giận. Nó bắt nguồn gốc sự kiêu hãnh, chứ không phải tình yêu đích thực.
Yêu thương ở cấp độ năng lượng 500 này là tình yêu vô điều kiện, là tình yêu bất biến, là tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu này sẽ không bị dao động, nó không đến từ những nhân tố bên ngoài. Yêu thương là trạng thái cơ bản của sự tồn tại. Yêu thương là thứ khoan dung, nuôi dưỡng và duy trì thế giới này.
Nó không phải là tình yêu lý tính, không phải là tình yêu đến từ đầu óc, nó là tình yêu phát xuất từ tâm hồn. Yêu thương luôn tập trung vào mặt tốt đẹp của cuộc sống, và tăng cường những kinh nghiệm tích cực. Đây là cấp độ năng lượng của hạnh phúc chân chính. Trên thế giới chỉ khoảng dưới 0.4% người đã từng đạt đến tầng thứ tiến hóa ý thức này.
15. Hỷ lạc (joy): 540
Khi tình yêu thương, lòng từ bi trở nên ngày càng rộng mở vô hạn, một niềm hỷ lạc sâu sắc nội tại sẽ hình thành. Điều này là niềm vui ở mỗi phút giây hiện tại, từ nội tâm chứ không phụ thuộc bên ngoài. Cấp độ năng lượng 540 cũng là cấp độ năng lượng có khả năng chữa lành và độc lập tinh thần. Từ mức năng lượng này trở lên chính là cấp độ năng lượng của rất nhiều Thánh nhân, người tu hành có Đạo hạnh cao và các bậc thầy chữa lành.
Đặc điểm của người ở cấp độ năng lượng này là, họ có lòng từ bi, tính nhẫn nại cực lớn, luôn lạc quan trước nghịch cảnh. Người đạt đến cấp năng lượng này có ảnh hưởng rõ rệt đối với những người khác.
Khi đã chạm được tới mức năng lượng vượt quá 500, thế giới này đầy những điều tốt đẹp và là sự sáng tạo hoàn mỹ. Hết thảy đều xảy ra đồng thời mà không tốn chút công sức nào.
16. An tĩnh (peace): 600
Cấp năng lượng này là sự an nhiên tự tại và hỷ lạc. Ở đó không còn sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng. Nó vô cùng hiếm, trong 10 triệu người mới có một người có thể đạt được.
Cảm nhận của người có mức năng lượng từ 600 trở nên giống như cảnh quay chậm, thời không như dừng lại – tất cả đều bừng sáng.
Trong con mắt của mọi người thì thế giới này vẫn như cũ, nhưng trong mắt của những người này, thế giới là một sự lưu chuyển không ngừng vận động tiến hóa đồng bộ với sự tiến hóa của cội nguồn vũ trụ. Đây là một hiện tượng vô cùng phi thường, không thể nào dùng ngôn ngữ diễn tả nổi. Do đó đầu óc họ bảo trì sự tĩnh lặng lâu dài, không còn phân tích phán đoán nữa. Người quan sát và người bị quan sát trở thành cùng một thể, người quán chiếu hòa tan trong quán chiếu, trở thành bản thân của sự quán chiếu.
Theo tiến sỹ David R. Hawkins, cao hơn cả mức năng lượng này, đạt tới mức năng lượng 700-1000 là cảnh giới của các bậc giác ngộ, như Đức Phật, Chúa…
(Theo artofbeingwell.com và songdep.tv)
2. Tội lỗi (guilty): 30
Cảm giác tội lỗi thể hiện dưới nhiều hình thức, ví dụ như hối hận, tự trách mình… cho đến tất cả những tình tiết bị tổn hại. Cảm giác tội lỗi vô ý thức sẽ dẫn đến bệnh tật của thân và tâm. Nó thường biểu hiện là luôn uất hận và mệt mỏi.
3. Thờ ơ lãnh đạm (apathy): 50
Cấp độ năng lượng này biểu hiện là tuyệt vọng và bất lực. Thế giới và tương lai đối với họ dường như không còn hy vọng. Những người vô gia cư, nghèo khổ, già cả đơn độc thường có cảm giác này. Lãnh đạm có nghĩa là cảm thấy bất lực, khiến con người trở thành người bị hại trong cuộc sống. Trừ phi có người giúp đỡ từ bên ngoài dẫn dắt, nếu không thì họ có thể chán ngán đến chết.
4. Đau buồn (grief): 75
Đây là cấp độ năng lượng đau buồn, mất mát và tiếc nuối. Người ở cấp độ năng lượng này sống cuộc đời thất vọng và chán nản. Cuộc sống tràn đầy nỗi hối hận, tự trách và đau khổ. Họ nhìn đời một màu xám.
5. Sợ hãi (fear): 100
Người ở cấp độ năng lượng này nhìn thế giới thì thấy đâu đâu cũng đầy rẫy nguy hiểm, hãm hại và đe dọa. Họ cảm thấy bất an. Đó có thể là nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, sợ bất chắc của cuộc sống, sợ thử thách, sợ tuổi già, sợ cái chết, sợ mất mát, sợ người lạ…
6. Ham muốn (desire): 125
Ham muốn khiến chúng ta cảm thấy có khá nhiều năng lượng. Đây cũng là một cấp năng lượng dễ gây nghiện, không biết lúc nào đó, một ham muốn sẽ lớn mạnh hơn cả bản thân sinh mệnh. Chúng ta theo đuổi tiền tài danh vọng, sắc đẹp và nhiều tiện nghi khác của cuộc sống. Và khi không đạt được mong cầu thì cuộc đời trở nên thất vọng, phiền não.
7. Tức giận (anger): 150
Sân giận có thể biểu hiện như từ hờn dỗi, bực dọc, tức tối cho đến hận thù. Nếu có người có thể nhảy thoát khỏi vòng lãnh đạm và tội lỗi, đồng thời thoát khỏi sự khống chế của sự sợ hãi, thì người đó bắt đầu có ham muốn, mà ham muốn thì dẫn đến cảm giác thất bại khi không đạt được, tiếp đến sẽ gây ra phẫn nộ. Tức giận thường biểu hiện là oán hận và tâm lý phục thù, nó dễ thay đổi và nguy hiểm. Tức giận đến từ ham muốn mà không thỏa mãn, đến từ cấp năng lượng thấp hơn. Cảm giác thất bại đến từ việc phóng đại tầm quan trọng của ham muốn. Sân giận là thứ năng lượng gặm nhấm tâm hồn con người.
8. Kiêu hãnh (pride): 175
So với những cấp năng lượng ở trên thì mọi người cảm thấy cấp năng lượng này khá hơn. Vì kiêu hãnh dựa trên những thứ sở hữu bên ngoài nên nó rất mong manh dễ vỡ. Kiêu hãnh thường dẫn đến phủ nhận, đòi hỏi và ngạo mạn, những điều này lại ngăn cản sự trưởng thành.
9. Dũng cảm (courage): 200
Đến mức năng lượng 200 này. Đây là điểm mấu chốt quan trọng, là ranh giới của cảm xúc tích cực. Dũng cảm là nền tảng phát triển bản thân, đạt được thành tựu, kiên trì không lay chuyển và quyết đoán. Ở các cấp năng lượng thấp hơn, người ta nhìn thế giới là bất lực, thất vọng, thất bại, sợ hãi. Khi có lòng can đảm, cuộc sống trở nên thú vị và tràn đầy thử thách . Ở cấp độ năng lượng năng động này, con người có năng lực nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống.
10. Bình tĩnh (neutrality): 250
Cảm xúc ở mức năng lượng này là niềm tin và sự an toàn. Chúng ta có khả năng nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không thiên kiến. Chúng ta cũng không bị bám chấp vào sở hữu, ngoại cảnh, có thể bình thản đón nhận thử thách và những bất như ý của cuộc sống.
Đến cấp năng lượng này có nghĩa là vượt trên kết quả, người ta sẽ không còn sợ thất bại và sợ hãi nữa. Đây là cấp năng lượng của cảm giác an toàn. Người đạt đến cấp độ năng lượng này đều rất dễ chung sống đối xử với mọi người, hơn nữa còn khiến mọi người cảm thấy ấm áp và đáng tin.
11. Chủ động (willingness): 310
Tầng thức ý thức này có thể coi là đã vào một môn ở tầng thứ cao. Nếu người ở ‘tầng’ bình tĩnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ công tác một cách thiết thực, thì người ở ‘tầng’ chủ động thường sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, và dốc hết sức đạt được thành công.
Người ở cấp độ năng lượng thấp hơn 200 thì tư tưởng của họ là phong bế, nhưng người ở cấp năng lượng 310 thì hoàn toàn khai mở, tràn đầy lạc quan. Người ở cấp năng lượng này thường chân thành và thân thiện, và dễ đạt được thành công về giao tiếp và về kinh tế. Họ hữu ích đối với mọi người, và có cống hiến đối với sự tiến bộ của xã hội.
Câu hỏi đối với họ là làm sao để sử dụng năng lượng của mình một cách hữu hiệu nhất.
12. Chấp nhận (acceptance): 350
Ở cấp năng lượng này có một chuyển biến cực lớn, đó là chúng ta hiểu rõ mình là chủ vận mệnh, là người kiến tạo cuộc sống của mình. Người ở cấp năng lượng thấp hơn 200 thì không có sức mạnh, thường coi mình là người bị tổn hại, hoàn toàn bị cuộc sống khống chế, bởi họ cho rằng hạnh phúc hay khổ đau đến từ bên ngoài.
Những người ở cấp độ năng lượng của sự chấp nhận không còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, họ có đủ sức mạnh nội tâm để gạt bỏ những tư tưởng tiêu cực, định kiến xã hội, chấp nhận cuộc sống như nó vốn có và kiến tạo cuộc sống của riêng mình.
Người ở cấp độ năng lượng này không hứng thú đối với phán đoán đúng sai, trái lại, họ vui vẻ tham gia vào làm thế nào giải quyết khó khăn. Họ càng chú ý đến những mục tiêu lâu dài, khả năng kỷ luật tự giác và kiểm soát bản thân tốt, đó là đặc điểm nổi bật của họ.
13. Tư duy mạch lạc (reason): 400
Vượt qua cấp năng lượng cảm tính là bước vào giai đoạn có lý trí và trí tuệ. Đây là cấp năng lượng hình thành bởi khoa học, y học, khái niệm hóa và khả năng lý giải. Tri thức và giáo dục ở đây trở thành trình độ. Đây là cấp năng lượng của những người đạt giải Nobel, nhiều vĩ nhân như Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng khác trong lịch sử đều ở cấp độ này.
Nhược điểm của người ở mức năng lượng này là dễ bị sa đà vào học thuật và số liệu. Tư duy logic đơn thuần không thể khiến con người đi đến chân lý. Nó chỉ có thể tạo ra lượng lớn thông tin và hồ sơ, nhưng thiếu năng lực giải quyết sự khác biệt của con số và kết quả. Đó cũng là một trở ngại lớn nhất để lên cấp độ năng lượng cao hơn.
14. Yêu thương (love): 500
Yêu thương ở đây không phải là tình yêu theo ý nghĩa thông thường, hay đi kèm với sự bám chấp và sân giận. Loại tình yêu dính mắc thế gian hễ gặp trắc trở thì lập tức trở thành căm giận. Nó bắt nguồn gốc sự kiêu hãnh, chứ không phải tình yêu đích thực.
Yêu thương ở cấp độ năng lượng 500 này là tình yêu vô điều kiện, là tình yêu bất biến, là tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu này sẽ không bị dao động, nó không đến từ những nhân tố bên ngoài. Yêu thương là trạng thái cơ bản của sự tồn tại. Yêu thương là thứ khoan dung, nuôi dưỡng và duy trì thế giới này.
Nó không phải là tình yêu lý tính, không phải là tình yêu đến từ đầu óc, nó là tình yêu phát xuất từ tâm hồn. Yêu thương luôn tập trung vào mặt tốt đẹp của cuộc sống, và tăng cường những kinh nghiệm tích cực. Đây là cấp độ năng lượng của hạnh phúc chân chính. Trên thế giới chỉ khoảng dưới 0.4% người đã từng đạt đến tầng thứ tiến hóa ý thức này.
15. Hỷ lạc (joy): 540
Khi tình yêu thương, lòng từ bi trở nên ngày càng rộng mở vô hạn, một niềm hỷ lạc sâu sắc nội tại sẽ hình thành. Điều này là niềm vui ở mỗi phút giây hiện tại, từ nội tâm chứ không phụ thuộc bên ngoài. Cấp độ năng lượng 540 cũng là cấp độ năng lượng có khả năng chữa lành và độc lập tinh thần. Từ mức năng lượng này trở lên chính là cấp độ năng lượng của rất nhiều Thánh nhân, người tu hành có Đạo hạnh cao và các bậc thầy chữa lành.
Đặc điểm của người ở cấp độ năng lượng này là, họ có lòng từ bi, tính nhẫn nại cực lớn, luôn lạc quan trước nghịch cảnh. Người đạt đến cấp năng lượng này có ảnh hưởng rõ rệt đối với những người khác.
Khi đã chạm được tới mức năng lượng vượt quá 500, thế giới này đầy những điều tốt đẹp và là sự sáng tạo hoàn mỹ. Hết thảy đều xảy ra đồng thời mà không tốn chút công sức nào.
16. An tĩnh (peace): 600
Cấp năng lượng này là sự an nhiên tự tại và hỷ lạc. Ở đó không còn sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng. Nó vô cùng hiếm, trong 10 triệu người mới có một người có thể đạt được.
Cảm nhận của người có mức năng lượng từ 600 trở nên giống như cảnh quay chậm, thời không như dừng lại – tất cả đều bừng sáng.
Trong con mắt của mọi người thì thế giới này vẫn như cũ, nhưng trong mắt của những người này, thế giới là một sự lưu chuyển không ngừng vận động tiến hóa đồng bộ với sự tiến hóa của cội nguồn vũ trụ. Đây là một hiện tượng vô cùng phi thường, không thể nào dùng ngôn ngữ diễn tả nổi. Do đó đầu óc họ bảo trì sự tĩnh lặng lâu dài, không còn phân tích phán đoán nữa. Người quan sát và người bị quan sát trở thành cùng một thể, người quán chiếu hòa tan trong quán chiếu, trở thành bản thân của sự quán chiếu.
Theo tiến sỹ David R. Hawkins, cao hơn cả mức năng lượng này, đạt tới mức năng lượng 700-1000 là cảnh giới của các bậc giác ngộ, như Đức Phật, Chúa…
(Theo artofbeingwell.com và songdep.tv)
- 266 lượt