5 lý do khiến các phụ huynh thời hiện đại khó dạy con
27/10/2024 - 07:32
Lượt xem: 92 lượt
Dạy con trong kỷ nguyên số không phải là chuyện dễ dàng, khi con bạn được tiếp xúc với một thế giới đa dạng và bản thân bạn luôn phải đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống. Theo như nhiều chuyên gia nhìn nhận, các ông bố bà mẹ hiện đại đang thực sự gặp khủng hoảng nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con cái.
Một bảo mẫu người Anh có tên Emma Jenner đã chia sẻ trên chương trình thực tế của đài truyền hình TLC, Mỹ: “Take Home Nanny” rằng: “Những gì tôi đã chứng kiến trong những năm gần đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho bản thân mình”. Được biết, Emma đã có 10 năm kinh
nghiệm chăm sóc trẻ em tại nhà và hiểu biết sâu sắc về cách nuôi dạy con cái.
Theo như cô nhận định, thời nay, những người làm cha mẹ bị choáng ngợp và quá tải với những thông tin về các phương pháp tốt nhất nuôi dạy con cái. Tuy vậy, họ vẫn có thể hiểu sai và việc nuôi dạy đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng. “Theo như tôi nhận thấy, thì đây là những vấn đề lớn nhất”, Emma nói. Có 5 lý do chính khiến thực trạng này diễn ra.
1. Cha mẹ sợ con cái
Emma giải thích, việc đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ khi chúng trở nên giận dữ không phải là một cách giáo dục tốt. Cô phát minh ra bài kiểm tra “cốc uống nước có vòi” để chứng minh điều này. Người bảo mẫu thông minh quan sát khách hàng của mình (các bậc cha mẹ) khi họ cho con uống nước vào buổi sáng. Khi đứa trẻ đòi một chiếc cốc khác với chiếc cốc mà cha mẹ chúng đưa, Emma sẽ quan sát kĩ lưỡng phản ứng mang tính “dấu hiệu” của cha mẹ. Không thỏa hiệp với những đòi hỏi vô cớ của trẻ.
“Tôi quan sát kỹ xem các bậc cha mẹ phản ứng thế nào?”. Nếu cha mẹ buộc lòng thỏa mãn đứa con đang mè nheo, thì kết luận của Emma là: “Bạn sợ gì vậy, người mẹ? Ai mới là người quyết định ở đây? Hãy cứ để con bạn nổi giận”, cô khuyến khích. “Bạn chỉ cần ‘tự cứu mình’ bằng cách đi ra khỏi nơi đang có xung đột ấy đến khi con bạn bình tĩnh lại!”.
2. Cha mẹ đánh giá thấp nhận thức của con
“Trẻ con sẽ chỉ là trẻ con” là một quan niệm nguy hiểm. Emma đã quan sát thấy vô số cha mẹ bỏ qua hành vi xấu của con trẻ ngay ở nơi riêng tư và nơi công cộng, và điều đó không đúng.
Trẻ em có thể làm được nhiều hơn những gì cha mẹ thường nghĩ về chúng. Chúng chắc chắn có thể ngồi đến hết bữa tối; chúng hoàn toàn có thể giúp nấu các món ăn; hoặc đi ngủ đúng giờ. “Lý do duy nhất khiến chúng không làm được những điều này là vì cha mẹ cho rằng chúng không thể”, Emma giải thích. Vậy phải làm sao? “Hãy nâng cao tiêu chuẩn của bạn lên!”. Trẻ con có thể nhận thức tốt hơn so với những gì bạn có thể hiểu được. .
3. Cha mẹ một mình dạy dỗ con cái
Trước đây, cha mẹ có sự đồng hành của những người thầy mà các chuyên gia gọi là “làng xóm”. Giáo viên, tài xế xe buýt, hàng xóm và tất cả những người khác trong cộng đồng địa phương được phép và được khuyến khích trở thành “đôi mắt” của cha mẹ khi con cái họ ra khỏi nhà. Tất cả mọi người đều hướng đến mục tiêu chung: nuôi dạy nên những chàng trai và cô gái ngoan.
Tuy nhiên, xã hội phát triển và chúng ta không còn có lợi thế này nữa. Các ông bố và bà mẹ ngày nay trở nên dễ dàng giận dữ nếu có ai khác nhân danh họ. Sự phán xét ngự trị, và các bậc cha mẹ cảm thấy áp lực mệt mỏi khi phải tỏ ra hoàn hảo. Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn khiến việc dạy con trở nên tồi tệ hơn.
4. Cha mẹ mong muốn một con đường tắt
Công nghệ là điều tuyệt vời nếu biết cách khai thác đúng. Chắc chắn rằng điện thoại và máy tính bảng là một công cụ hữu hiệu để giảm bớt sự nhàm chán khi đứng xếp hàng đợi ở sân bay hay nghỉ ngơi sau bữa tối, nhưng “con đường tắt có thể là một con dốc trơn trượt”, Emma chia sẻ.
Trẻ em cần biết cách tự giải trí. Ngay từ khi còn nhỏ, các em bé phải học cách tự xoa dịu bản thân và trẻ mới biết đi cần phải tự học cách đứng lên khi ngã. Nhiều bậc cha mẹ Việt sử dụng điện thoại như cách thức để con chịu ăn. Tuy nhiên, chậm rãi cũng có giá trị của nó, đừng nôn nóng muốn có kết quả ngay bằng cách “dúi” cho trẻ một thiết bị điện tử thông minh. Bởi ăn uống là để đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ, không phải là một cách để làm hài lòng cha mẹ. Đừng nóng vội! Hãy để trẻ học cách tự làm hài lòng chính mình.
5. Cha mẹ đặt con cái lên trước bản thân một cách thái quá
Có một nguyên tắc an toàn bay được các tiếp viên hàng không thường xuyên nhắc nhở hành khách: “Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí của bạn trước khi giúp đỡ người khác”. Triết lý này áp dụng cho cả với việc nuôi dạy con cái. Theo Emma đây không phải là sự ích kỉ, mà là “một nhận thức tốt để tiến bộ”.
“Con cần phải chờ đợi” và “Không được” không phải là những từ không tốt. Bởi có những lúc bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của con trẻ ngay lập tức, đặc biệt là những đòi hỏi vô lý. Về lâu dài, việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất của các ông bố và bà mẹ là điều tối quan trọng nếu họ muốn tiếp tục nuôi dạy con hiệu quả.
Lý do của việc khủng hoảng giáo dục con cái được tóm gọn lại trong 5 ý chính, và chúng ta có thể làm gì để thoát khỏi tình trạng này. Chúng ta chắc chắn không muốn nuôi dưỡng một thế hệ chỉ biết “đòi hỏi, ích kỷ, thiếu kiên nhẫn và thô lỗ”. Và như Emma Jenner đã chỉ ra, đó không phải là lỗi của con trẻ; nó sẽ là lỗi của chúng ta khi giáo dục chúng trở thành những kiểu người đó.
Hãy để con trẻ hiểu và biết chia sẻ những vất vả của bạn, và đáp ứng ít đòi hỏi của chúng hơn. Và hơn hết, chúng ta có thể thay đổi góc nhìn, biến cuộc “khủng hoảng” hiện đại này trở thành một cú hích cho việc thay đổi thói quen nuôi dạy con cái của bạn tốt hơn trong tương lai!
(Theo NTDVN)
Một bảo mẫu người Anh có tên Emma Jenner đã chia sẻ trên chương trình thực tế của đài truyền hình TLC, Mỹ: “Take Home Nanny” rằng: “Những gì tôi đã chứng kiến trong những năm gần đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho bản thân mình”. Được biết, Emma đã có 10 năm kinh
nghiệm chăm sóc trẻ em tại nhà và hiểu biết sâu sắc về cách nuôi dạy con cái.
Theo như cô nhận định, thời nay, những người làm cha mẹ bị choáng ngợp và quá tải với những thông tin về các phương pháp tốt nhất nuôi dạy con cái. Tuy vậy, họ vẫn có thể hiểu sai và việc nuôi dạy đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng. “Theo như tôi nhận thấy, thì đây là những vấn đề lớn nhất”, Emma nói. Có 5 lý do chính khiến thực trạng này diễn ra.
1. Cha mẹ sợ con cái
Emma giải thích, việc đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ khi chúng trở nên giận dữ không phải là một cách giáo dục tốt. Cô phát minh ra bài kiểm tra “cốc uống nước có vòi” để chứng minh điều này. Người bảo mẫu thông minh quan sát khách hàng của mình (các bậc cha mẹ) khi họ cho con uống nước vào buổi sáng. Khi đứa trẻ đòi một chiếc cốc khác với chiếc cốc mà cha mẹ chúng đưa, Emma sẽ quan sát kĩ lưỡng phản ứng mang tính “dấu hiệu” của cha mẹ. Không thỏa hiệp với những đòi hỏi vô cớ của trẻ.
“Tôi quan sát kỹ xem các bậc cha mẹ phản ứng thế nào?”. Nếu cha mẹ buộc lòng thỏa mãn đứa con đang mè nheo, thì kết luận của Emma là: “Bạn sợ gì vậy, người mẹ? Ai mới là người quyết định ở đây? Hãy cứ để con bạn nổi giận”, cô khuyến khích. “Bạn chỉ cần ‘tự cứu mình’ bằng cách đi ra khỏi nơi đang có xung đột ấy đến khi con bạn bình tĩnh lại!”.
2. Cha mẹ đánh giá thấp nhận thức của con
“Trẻ con sẽ chỉ là trẻ con” là một quan niệm nguy hiểm. Emma đã quan sát thấy vô số cha mẹ bỏ qua hành vi xấu của con trẻ ngay ở nơi riêng tư và nơi công cộng, và điều đó không đúng.
Trẻ em có thể làm được nhiều hơn những gì cha mẹ thường nghĩ về chúng. Chúng chắc chắn có thể ngồi đến hết bữa tối; chúng hoàn toàn có thể giúp nấu các món ăn; hoặc đi ngủ đúng giờ. “Lý do duy nhất khiến chúng không làm được những điều này là vì cha mẹ cho rằng chúng không thể”, Emma giải thích. Vậy phải làm sao? “Hãy nâng cao tiêu chuẩn của bạn lên!”. Trẻ con có thể nhận thức tốt hơn so với những gì bạn có thể hiểu được. .
3. Cha mẹ một mình dạy dỗ con cái
Trước đây, cha mẹ có sự đồng hành của những người thầy mà các chuyên gia gọi là “làng xóm”. Giáo viên, tài xế xe buýt, hàng xóm và tất cả những người khác trong cộng đồng địa phương được phép và được khuyến khích trở thành “đôi mắt” của cha mẹ khi con cái họ ra khỏi nhà. Tất cả mọi người đều hướng đến mục tiêu chung: nuôi dạy nên những chàng trai và cô gái ngoan.
Tuy nhiên, xã hội phát triển và chúng ta không còn có lợi thế này nữa. Các ông bố và bà mẹ ngày nay trở nên dễ dàng giận dữ nếu có ai khác nhân danh họ. Sự phán xét ngự trị, và các bậc cha mẹ cảm thấy áp lực mệt mỏi khi phải tỏ ra hoàn hảo. Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn khiến việc dạy con trở nên tồi tệ hơn.
4. Cha mẹ mong muốn một con đường tắt
Công nghệ là điều tuyệt vời nếu biết cách khai thác đúng. Chắc chắn rằng điện thoại và máy tính bảng là một công cụ hữu hiệu để giảm bớt sự nhàm chán khi đứng xếp hàng đợi ở sân bay hay nghỉ ngơi sau bữa tối, nhưng “con đường tắt có thể là một con dốc trơn trượt”, Emma chia sẻ.
Trẻ em cần biết cách tự giải trí. Ngay từ khi còn nhỏ, các em bé phải học cách tự xoa dịu bản thân và trẻ mới biết đi cần phải tự học cách đứng lên khi ngã. Nhiều bậc cha mẹ Việt sử dụng điện thoại như cách thức để con chịu ăn. Tuy nhiên, chậm rãi cũng có giá trị của nó, đừng nôn nóng muốn có kết quả ngay bằng cách “dúi” cho trẻ một thiết bị điện tử thông minh. Bởi ăn uống là để đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ, không phải là một cách để làm hài lòng cha mẹ. Đừng nóng vội! Hãy để trẻ học cách tự làm hài lòng chính mình.
5. Cha mẹ đặt con cái lên trước bản thân một cách thái quá
Có một nguyên tắc an toàn bay được các tiếp viên hàng không thường xuyên nhắc nhở hành khách: “Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí của bạn trước khi giúp đỡ người khác”. Triết lý này áp dụng cho cả với việc nuôi dạy con cái. Theo Emma đây không phải là sự ích kỉ, mà là “một nhận thức tốt để tiến bộ”.
“Con cần phải chờ đợi” và “Không được” không phải là những từ không tốt. Bởi có những lúc bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của con trẻ ngay lập tức, đặc biệt là những đòi hỏi vô lý. Về lâu dài, việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất của các ông bố và bà mẹ là điều tối quan trọng nếu họ muốn tiếp tục nuôi dạy con hiệu quả.
Lý do của việc khủng hoảng giáo dục con cái được tóm gọn lại trong 5 ý chính, và chúng ta có thể làm gì để thoát khỏi tình trạng này. Chúng ta chắc chắn không muốn nuôi dưỡng một thế hệ chỉ biết “đòi hỏi, ích kỷ, thiếu kiên nhẫn và thô lỗ”. Và như Emma Jenner đã chỉ ra, đó không phải là lỗi của con trẻ; nó sẽ là lỗi của chúng ta khi giáo dục chúng trở thành những kiểu người đó.
Hãy để con trẻ hiểu và biết chia sẻ những vất vả của bạn, và đáp ứng ít đòi hỏi của chúng hơn. Và hơn hết, chúng ta có thể thay đổi góc nhìn, biến cuộc “khủng hoảng” hiện đại này trở thành một cú hích cho việc thay đổi thói quen nuôi dạy con cái của bạn tốt hơn trong tương lai!
(Theo NTDVN)
- 92 lượt