Những người hay trì hoãn có cấu trúc bộ não khác biệt – Làm sao đối trị?
09/02/2021 - 08:00
Lượt xem: 421 lượt
- Những người hay trì hoãn và những người hành động có cấu trúc bộ não hoàn toàn khác nhau
- Những người dễ mất tập trung có hạch hạnh nhân lớn hơn, đây là phần trung tâm sợ hãi.
- Điều này có nghĩa là họ có xu hướng trì hoãn hành động bởi vì họ lo lắng không biết kết quả công việc sẽ ra sao.
- Cách để giải quyết vấn đề này là ‘thiết kế sự trì hoãn.’
- Nếu đằng nào bạn cũng bị phân tâm, vậy thì tại sao không tận dụng khoảng thời gian trì hoãn đó để làm một điều gì đó lợi ích nhất.
Trong nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Psychological Science, các nhà khoa học đã nghiên cứu hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) bộ não của 264 đàn ông và phụ nữ. Những người tham gia cuộc khảo sát này phải trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm để tính điểm và xác định mức độ quyết đoán và hay ngẫu hứng của họ. Từ đó, họ được phân loại thành kiểu người hành động hay trì hoãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người với khả năng kiểm soát hành động kém – những người hay trì hoãn, có hạch hạnh nhân não lớn hơn mức trung bình. Hạch hạnh nhân là vùng não liên quan đến việc kiểm soát các cảm xúc như sợ hãi. Đó cũng là nơi phản ứng ‘chống trả hay bỏ chạy’ của bộ não được kích hoạt.
"Những người có hạch hạnh nhân lớn hơn dường như có xu hướng hay lo lắng, dẫn đến thói quen do dự khi ra quyết định và trì hoãn công việc mà không có lý do chính đáng nào cả". Nói cách khác, những người hay trì hoãn có thể chỉ đơn giản là quá thận trọng, chứ không phải là lười biếng.
"Về cơ bản, ‘trung tâm sợ hãi’ trong não bộ của những người có thói quen trì hoãn làm việc nhiều hơn bình thường." - nhà tâm lý học Perpetua Neo chia sẻ. "Vì hay lo lắng liên quan đến công việc, nên họ có nhu cầu trì hoãn."
Điều này đôi khi bắt nguồn từ tâm lý cầu toàn, lo lắng và mong muốn mọi thứ diễn ra ý mình.
"Khi ‘trung tâm sợ hãi’ của não bộ can thiệp sâu như vậy, bạn sẽ cảm thấy e ngại mỗi khi bắt đầu một dự án hoặc nhiệm vụ nào đó. Và, kết quả là, bạn trì hoãn." Bà Neo nói.
Chủ nghĩa hoàn hảo
Một cách để giải quyết vấn đề này là nhận ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự xuất sắc. Người cầu toàn tự đo lường bản thân bằng kết quả công việc. Họ cảm thấy mất giá trị nếu công việc không hoàn hảo.
"Khi bạn kỳ vọng quá nhiều, lòng tự trọng suy giảm, cộng thêm đầu óc bận rộn suốt ngày, tránh né, mất tập trung, tiếc nuối, đó là liều thuốc kích thích để ‘Trung tâm sợ hãi’ của bạn phát sáng ngày càng nhiều hơn."
Trong khi đó, sự 'xuất sắc' đơn thuần là nỗ lực hết mình, chấp nhận bản thân, hiểu giá trị của mình, tự tin mà không phải luôn cố chứng tỏ bản thân.
"Bạn tự hào về những gì mình làm ngay cả khi nó không phải tuyệt hảo và ấn tượng nhất. Bạn không cần phải đứng đầu trong mọi lĩnh vực. Không thành công ở lĩnh vực này không có nghĩa là bạn sẽ thất bại ở lĩnh vực khác." Bà Neo nói.
Câu trả lời không phải là ngừng trì hoãn mà là làm sao để trì hoãn 1 cách thông minh hơn
"Trì hoãn có ý nghĩa tích cực của nó. Và nếu bạn định trì hoãn, hãy ‘thiết kế’ nó một cách hợp lý. Bởi cuộc sống là những gì đang diễn ra trong khi chúng ta trì hoãn."
Nếu bạn người dễ bị phân tâm trong vài giờ trước hạn chót phải hoàn thành một công việc, bạn có thể dành khoảng thời gian đó để tận hưởng cuộc sống, làm những điều bạn thích, những điều mới mẻ, như học một ngoại ngữ mới hay rèn luyện một kỹ năng mới để cải thiện chất lượng cuộc sống.
"Chơi chính là khi bạn vừa học vừa sáng tạo. Vì vậy đừng nghĩ rằng chơi là xấu.", Bà Neo chia sẻ.
Thực hiện từng bước nhỏ
Một trong những cách đơn giản nhất để đối trị vấn đề trì hoãn là đặt ra các mục tiêu thật cụ thể và không khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Nhà khoa học hành vi B. J. Fogg đã đưa ra một phương pháp gọi là "thói quen nhỏ", đó là tất cả về việc thực hiện các bước nhỏ. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện đều đặn để tạo thói quen.
Thay vì đặt mục tiêu mỗi ngày chống đẩy 20 cái, chỉ cần 10 cái là đủ, nhưng phải đều đặn, rồi sớm hay muộn bạn sẽ tự khắc nâng mục tiêu lên cao hơn mà không phải quá cố gắng.
Bạn cũng không nên tự trách mình nếu cảm thấy thiếu động lực. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, đừng trông chờ vào động lực, mà hãy tạo đà để tiến lên, bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, đơn giản.
Bạn có thể tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ bé ấy, mà không cần phải chờ đến khi đạt được một điều gì đó thực sự lớn lao.
Ví dụ, bạn tập gym đều đặn bảy ngày liền, và tự thưởng cho mình với một chiếc bánh kem, hoóc-môn dopamine được kích hoạt trong não bộ sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái và muốn duy trì thói quen. Bạn tạo ra một vòng xoáy đi lên tích cực, thay vì bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn khiến cuộc sống của bạn tẻ nhạt vô nghĩa.
Tường Vy
(Theo Businessinsider)
- Những người dễ mất tập trung có hạch hạnh nhân lớn hơn, đây là phần trung tâm sợ hãi.
- Điều này có nghĩa là họ có xu hướng trì hoãn hành động bởi vì họ lo lắng không biết kết quả công việc sẽ ra sao.
- Cách để giải quyết vấn đề này là ‘thiết kế sự trì hoãn.’
- Nếu đằng nào bạn cũng bị phân tâm, vậy thì tại sao không tận dụng khoảng thời gian trì hoãn đó để làm một điều gì đó lợi ích nhất.
Trong nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Psychological Science, các nhà khoa học đã nghiên cứu hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) bộ não của 264 đàn ông và phụ nữ. Những người tham gia cuộc khảo sát này phải trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm để tính điểm và xác định mức độ quyết đoán và hay ngẫu hứng của họ. Từ đó, họ được phân loại thành kiểu người hành động hay trì hoãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người với khả năng kiểm soát hành động kém – những người hay trì hoãn, có hạch hạnh nhân não lớn hơn mức trung bình. Hạch hạnh nhân là vùng não liên quan đến việc kiểm soát các cảm xúc như sợ hãi. Đó cũng là nơi phản ứng ‘chống trả hay bỏ chạy’ của bộ não được kích hoạt.
"Những người có hạch hạnh nhân lớn hơn dường như có xu hướng hay lo lắng, dẫn đến thói quen do dự khi ra quyết định và trì hoãn công việc mà không có lý do chính đáng nào cả". Nói cách khác, những người hay trì hoãn có thể chỉ đơn giản là quá thận trọng, chứ không phải là lười biếng.
"Về cơ bản, ‘trung tâm sợ hãi’ trong não bộ của những người có thói quen trì hoãn làm việc nhiều hơn bình thường." - nhà tâm lý học Perpetua Neo chia sẻ. "Vì hay lo lắng liên quan đến công việc, nên họ có nhu cầu trì hoãn."
Điều này đôi khi bắt nguồn từ tâm lý cầu toàn, lo lắng và mong muốn mọi thứ diễn ra ý mình.
"Khi ‘trung tâm sợ hãi’ của não bộ can thiệp sâu như vậy, bạn sẽ cảm thấy e ngại mỗi khi bắt đầu một dự án hoặc nhiệm vụ nào đó. Và, kết quả là, bạn trì hoãn." Bà Neo nói.
Chủ nghĩa hoàn hảo
Một cách để giải quyết vấn đề này là nhận ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự xuất sắc. Người cầu toàn tự đo lường bản thân bằng kết quả công việc. Họ cảm thấy mất giá trị nếu công việc không hoàn hảo.
"Khi bạn kỳ vọng quá nhiều, lòng tự trọng suy giảm, cộng thêm đầu óc bận rộn suốt ngày, tránh né, mất tập trung, tiếc nuối, đó là liều thuốc kích thích để ‘Trung tâm sợ hãi’ của bạn phát sáng ngày càng nhiều hơn."
Trong khi đó, sự 'xuất sắc' đơn thuần là nỗ lực hết mình, chấp nhận bản thân, hiểu giá trị của mình, tự tin mà không phải luôn cố chứng tỏ bản thân.
"Bạn tự hào về những gì mình làm ngay cả khi nó không phải tuyệt hảo và ấn tượng nhất. Bạn không cần phải đứng đầu trong mọi lĩnh vực. Không thành công ở lĩnh vực này không có nghĩa là bạn sẽ thất bại ở lĩnh vực khác." Bà Neo nói.
Câu trả lời không phải là ngừng trì hoãn mà là làm sao để trì hoãn 1 cách thông minh hơn
"Trì hoãn có ý nghĩa tích cực của nó. Và nếu bạn định trì hoãn, hãy ‘thiết kế’ nó một cách hợp lý. Bởi cuộc sống là những gì đang diễn ra trong khi chúng ta trì hoãn."
Nếu bạn người dễ bị phân tâm trong vài giờ trước hạn chót phải hoàn thành một công việc, bạn có thể dành khoảng thời gian đó để tận hưởng cuộc sống, làm những điều bạn thích, những điều mới mẻ, như học một ngoại ngữ mới hay rèn luyện một kỹ năng mới để cải thiện chất lượng cuộc sống.
"Chơi chính là khi bạn vừa học vừa sáng tạo. Vì vậy đừng nghĩ rằng chơi là xấu.", Bà Neo chia sẻ.
Sử dụng khoảng thời gian trì hoãn thông minh hơn
Thực hiện từng bước nhỏ
Một trong những cách đơn giản nhất để đối trị vấn đề trì hoãn là đặt ra các mục tiêu thật cụ thể và không khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Nhà khoa học hành vi B. J. Fogg đã đưa ra một phương pháp gọi là "thói quen nhỏ", đó là tất cả về việc thực hiện các bước nhỏ. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện đều đặn để tạo thói quen.
Thay vì đặt mục tiêu mỗi ngày chống đẩy 20 cái, chỉ cần 10 cái là đủ, nhưng phải đều đặn, rồi sớm hay muộn bạn sẽ tự khắc nâng mục tiêu lên cao hơn mà không phải quá cố gắng.
Bạn cũng không nên tự trách mình nếu cảm thấy thiếu động lực. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, đừng trông chờ vào động lực, mà hãy tạo đà để tiến lên, bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, đơn giản.
Bạn có thể tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ bé ấy, mà không cần phải chờ đến khi đạt được một điều gì đó thực sự lớn lao.
Ví dụ, bạn tập gym đều đặn bảy ngày liền, và tự thưởng cho mình với một chiếc bánh kem, hoóc-môn dopamine được kích hoạt trong não bộ sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái và muốn duy trì thói quen. Bạn tạo ra một vòng xoáy đi lên tích cực, thay vì bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn khiến cuộc sống của bạn tẻ nhạt vô nghĩa.
Tường Vy
(Theo Businessinsider)
- 421 lượt