Người biết sống biết tu
29/10/2022 - 07:11
Lượt xem: 94 lượt
Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng.
Đạo Phật chẳng những là con đường giải thoát, mà còn là con đường hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại.
Đạo Phật xác nhận một sự thật hiển nhiên: đời là khổ. Nói thế không có nghĩa là yếm thế, mà ngược lại, nói như vậy và đặt nền tảng giáo huấn trên thực tại ấy để diệt khổ. Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng.
Từng giây từng phút trong cuộc sống của người con Phật là một chuỗi dài buông xả cho đến khi không còn gì vướng mắc, ấy là hạnh phúc tuyệt vời, là sự giải thoát rốt ráo của đời nầy kiếp nầy.
Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình, Đức Thế Tôn đã dạy rằng:
"Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Sống chơn thật hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình."
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Sống chơn thật hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình."
Như vậy Đức Phật đã chỉ rõ cho chúng ta một con đường sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại.
Đạo Phật quả là thực tiễn và đơn giản: cứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác…
Hãy quay ngay về với phút giây hiện tại, không lo âu phiền muộn hoặc nuối tiếc những gì đã qua; không mơ tưởng những gì chưa đến, chỉ cần biết những việc cần phải làm trong hiện tại, thế là hạnh phúc, thế là giải thoát được hai phần ba những phiền trược của cuộc đời nầy rồi vậy.
Đức Phật đã từng dạy rằng nhà cao cửa rộng, quyền quý cao sang, công hầu khanh tướng… chỉ là những con đường dẫn ta vào lo âu phiền muộn và đau buồn khổ sở. Những thứ đó nếu có được cũng chỉ là chờ mất hoặc hoại diệt, chứ đâu có vĩnh hằng? Khi bỏ thân tứ đại nầy, chúng ta có mang theo được gì đâu? Đời người như hoa nở chờ tàn, như trẻ chờ già, như khỏe mạnh chờ đau yếu bịnh hoạn… Mang thân làm chúng sanh, chúng ta cứ chờ và chờ mãi với những đau ốm, già yếu và bệnh hoạn cho đến lúc đi vào cửa tử. Thế mà nào có được yên đâu? Hễ thân nầy già yếu, bịnh hoạn và hoại diệt, lại phải chịu mang thân khác, và cứ thế mà loanh quanh lẩn quẩn trong vô lượng kiếp khổ sở não phiền. Chỉ có sự giải thoát rốt ráo mới là con đường hạnh phúc vĩnh hằng.
Chúng ta như bướm dại hoa, như ong dại mật, cứ bưng tai bịt mắt đi vào con đường vô định của luân hồi sanh tử. Chúng ta như những kẻ túy sanh mộng tử, nghĩa là sống say chết mộng, chứ nào hay rằng mưa vô thường vẫn rơi, gió vô thường vẫn thổi, và lửa vô thường vẫn ngày đêm thiêu đốt chúng ta.
Đạo Phật dạy chúng ta biết quay trở về với chính mình để biết xả bỏ tất cả, để biết không tham trước, không sân hận, không si mê, không mạn nghi ác kiến. Đạo Phật là thực tiễn như vậy đó, chứ không huyền hoặc xa mờ. Đạo Phật phải được đem áp dụng vào cuộc sống của chính mình, chứ không nhằm thỏa mãn cái hiểu biết của thường tình thế tục. Đạo Phật không nói suông chuyển mê thành ngộ, mà đạo Phật chuyển mê thành ngộ bằng cách sống cách tu mỗi ngày. Đạo Phật không nói bố thí suông, mà người con Phật đi vào đời làm bố thí. Thấy ai đói mà mình có ăn, thì mình giúp cho họ cũng có ăn. Thấy ai khát mà mình có uống, thì mình bèn giúp cho họ được uống. Thấy ai buồn mà mình có thể khuyên lơn, an ủi, vỗ về được, bèn khuyên lơn, an ủi, vỗ về…
Đạo Phật quả là thực tiễn và đơn giản: cứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác… Tuy nhiên, mục đích tối hậu của đạo Phật vẫn là giác ngộ và giải thoát.
Thế nào là an vui tự tại trong đạo Phật?
Hãy luôn nhớ lời Phât dạy mà tiến tu: "Hãy luôn nhớ lới Phật dạy mà tiến tu: "Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.’’
Có sức khỏe, có tiền tài, địa vị và quyền uy trong xã hội có phải là an vui tự tại hay không? Có thể có, mà lắm khi lại là không. Với đạo Phật, an vui tự tại là sống cho mình mà cho người nữa. Sống thanh sạch, không ích kỷ bỏn xẻn, không nhiễu hại đến ai, không tham lam vô độ, không sân hận vô lối, không gây thù kết oán, không ỷ mạnh hiếp yếu… ấy là cuộc sống an vui tự tại. Người con Phật không vướng mắc vào những thứ phù du giả tạm mà phí mất đi thì giờ tu tập. Ngược lại, người con Phật quyết gạt bỏ ra ngoài những tiền tài danh vọng để đổi lấy cuộc sống thanh bần lạc đạo. Đức Phật đã lìa bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy địa vị thực hiện hạnh nguyện tự giác, giác tha.
Chúng sanh đã lăn trôi từ vô thuỷ. Từ đâu đến đến cũng không biết, rồi từ đây đi đâu và chừng nào đi cũng không biết nốt. Duy chỉ một điều là chúng ta cứ mê chấp cho rằng mắt nầy, thân nầy, mũi nầy, lưỡi nầy là thật, rồi từ đó tìm cách duy trì, thế là mắc dính, thế là phiền não và đau khổ.
Với người con Phật, cái "ngã" là cái lầm chấp, chứ làm gì có thân nầy, tâm nầy, nó chỉ là tuỳ duyên giả hiện, không thật chất. Đạo Phật không chống lại việc làm ra của cải vật chất, làm cho cuộc sống được thoải mái hơn. Tuy nhiên, để tránh bỏ tham ái, Phật khuyên chúng ta nên mưu sinh bằng những phương cách lương thiện và nên thường dùng tiền của mình làm ra mà bố thí cho người. Vì của cải vật chất có thể mang chúng ta đến những tinh cầu xa xôi, nhưng không mang lại cho ta sự an nhiên tự tại.
"Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Được thân người, lại gặp Phât pháp, mà không tiến tu thì quả là uổng cho phí vô cùng. Hãy cố làm từ những việc nhỏ thiện lành, để tạo phước báu. Sống mà không dính mắc lòng dục vọng, thì làm gì có chuyện oán thù ganh tị. Sống mà nhẫn nhục thì còn có sự bình an tĩnh lặng nào hơn. Còn xã hội nào hoàn hảo hơn xã hội của những người luôn biết tu nhân tích đức.
Ai rồi cũng lão, bệnh, tử, có điều là chúng ta có chịu tiến tu để cho lão, bệnh, tử cứ đến và cứ đi một cách tự nhiên, mà ta không phiền muộn hay đau đớn trong tuyệt vọng. Làm được như vậy là chúng ta đang thong dong rảo bước trên đường đời hạnh phúc và đường tu tự tại và giải thoát vậy.
(Theo "Đạo Phật trong đời sống" - Thiện Phúc)
(Theo "Đạo Phật trong đời sống" - Thiện Phúc)
- 94 lượt