6 cách xây dựng tính tự lập cho trẻ
01/10/2022 - 07:16
Lượt xem: 30 lượt
Cha mẹ có thể xây dựng tính tự lập cho trẻ bằng cách khuyến khích sự độc lập, tránh xúc phạm, giao việc nhà và thường xuyên có cử chỉ, lời nói yêu thương bé.
Tự lập là một trong những đặc điểm quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tự lập có thể giúp bé biết cách xử lý những thất bại, áp lực, thách thức khác nhau trong suốt cuộc đời. Nuôi dưỡng sự tự tin, tự giác cho trẻ giống như xây dựng một bộ đệm cho bé bật nhảy cao hơn trong tương lai.
1. Thể hiện tình yêu thương mỗi ngày: Nếu biết tình cảm mà người lớn đang trao cho mình, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, thân thuộc. Tình yêu vô điều kiện của cha mẹ đặt nền tảng cho tất cả các mối quan hệ lành mạnh và bền chặt mà trẻ sẽ xây dựng sau này. Khi xác định được mục tiêu sống, bé tự giác hơn trong công việc nhà, việc học tập, từ đó xây dựng tính tự lập. Cha mẹ có thể thường xuyên ôm con, chào tạm biệt khi đi làm, ôm ấp con khi đọc sách, chơi đùa, nói những câu yêu thương mỗi ngày.
Ăn uống vui chơi cùng trẻ giúp tăng sự gắn kết của các thành viên. Ảnh: Freepik
2. Chơi cùng con: Khi bạn chơi với con, con bạn sẽ cảm nhận được rằng ba mẹ thích dành thời gian cho mình và coi trọng sự đồng hành, hiện diện của mình. Giao tiếp với cha mẹ thường xuyên qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự tự tin, học được cách hình thành mối liên kết xã hội vững chắc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên chơi các trò chơi lành mạnh sẽ giảm nguy cơ trầm cảm, lo lắng đồng thời tăng tỷ lệ hạnh phúc.
3. Trao cho trẻ trách nhiệm với công việc nhà: Chịu trách nhiệm về những công việc phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ hiểu được khái niệm mục đích, ý nghĩa khi hoàn thành công việc. Khi trẻ không thể hoàn thành việc ba mẹ giao một cách hoàn hảo, ba mẹ cũng nên khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của con, trấn an con cố gắng cải thiện theo thời gian. Việc làm này thúc đẩy bé chăm chỉ, làm tốt hơn công việc nhà, là cách bạn giúp trẻ xây tự tính tự lập, tự tin.
Cho trẻ làm việc nhà phù hợp với độ tuổi để rèn luyện tính tự lập. Ảnh: Freepik
4. Khuyến khích sự độc lập: Những năm tiểu học là khoảng thời gian bé phát triển tính tự lập nhanh chóng. Khi đến tuổi trung học cơ sở, nhiều trẻ bắt đầu dành thời gian ở nhà một mình, muốn tự đi bộ đến trường, giúp đỡ các em nhỏ. Người lớn nên tôn trọng sự phát triển độc lập, lựa chọn của trẻ, để bé tự tìm cách nói chuyện với giáo viên về bất kỳ vấn đề nào gặp phải ở trường, khuyến khích con tự giải quyết mâu thuẫn nhỏ với bạn bè. Việc phụ huynh can thiệp quá sâu vào đời sống, mối quan hệ của con sẽ khiến trẻ dần bị phụ thuộc vào cha mẹ, không có ý định xây dựng tính tự lập.
5. Tránh xúc phạm trẻ: Khi trẻ cư xử sai hoặc làm điều gì đó khiến bạn thất vọng, người lớn cần bình tĩnh và đảm bảo rằng, dù có cáu kỉnh, tức giận cũng không nói những lời làm trẻ xấu hổ. Phụ huynh nên tránh la hét trước mặt trẻ, thay vào đó hãy nói chuyện bằng thái độ tôn trọng. Từ những lần rút kinh nghiệm sau khi làm sai việc gì đó, trẻ sẽ hiểu, tự điều chỉnh để không lặp lại vi phạm cho những lần sau.
6. Quản lý thời gian sử dụng công nghệ: Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều sẽ không có thời gian nói chuyện, giao tiếp với những thành viên khác. Trẻ dành quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất. Khi bé bị phụ thuộc vào công nghệ, ít tư duy trò chơi vận động, ít giao tiếp, lâu dần bé không có thói quen xây dựng kế hoạch cho bản thân.
Người lớn nên đưa ra kế hoạch sử dụng thiết bị điện tử cân bằng, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài màn hình như đi dạo, đạp xe, đọc sách, chơi trò chơi.
Anh Chi (Theo Very Well Family)
Tự lập là một trong những đặc điểm quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tự lập có thể giúp bé biết cách xử lý những thất bại, áp lực, thách thức khác nhau trong suốt cuộc đời. Nuôi dưỡng sự tự tin, tự giác cho trẻ giống như xây dựng một bộ đệm cho bé bật nhảy cao hơn trong tương lai.
1. Thể hiện tình yêu thương mỗi ngày: Nếu biết tình cảm mà người lớn đang trao cho mình, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, thân thuộc. Tình yêu vô điều kiện của cha mẹ đặt nền tảng cho tất cả các mối quan hệ lành mạnh và bền chặt mà trẻ sẽ xây dựng sau này. Khi xác định được mục tiêu sống, bé tự giác hơn trong công việc nhà, việc học tập, từ đó xây dựng tính tự lập. Cha mẹ có thể thường xuyên ôm con, chào tạm biệt khi đi làm, ôm ấp con khi đọc sách, chơi đùa, nói những câu yêu thương mỗi ngày.
Ăn uống vui chơi cùng trẻ giúp tăng sự gắn kết của các thành viên. Ảnh: Freepik
2. Chơi cùng con: Khi bạn chơi với con, con bạn sẽ cảm nhận được rằng ba mẹ thích dành thời gian cho mình và coi trọng sự đồng hành, hiện diện của mình. Giao tiếp với cha mẹ thường xuyên qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự tự tin, học được cách hình thành mối liên kết xã hội vững chắc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên chơi các trò chơi lành mạnh sẽ giảm nguy cơ trầm cảm, lo lắng đồng thời tăng tỷ lệ hạnh phúc.
3. Trao cho trẻ trách nhiệm với công việc nhà: Chịu trách nhiệm về những công việc phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ hiểu được khái niệm mục đích, ý nghĩa khi hoàn thành công việc. Khi trẻ không thể hoàn thành việc ba mẹ giao một cách hoàn hảo, ba mẹ cũng nên khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của con, trấn an con cố gắng cải thiện theo thời gian. Việc làm này thúc đẩy bé chăm chỉ, làm tốt hơn công việc nhà, là cách bạn giúp trẻ xây tự tính tự lập, tự tin.
Cho trẻ làm việc nhà phù hợp với độ tuổi để rèn luyện tính tự lập. Ảnh: Freepik
4. Khuyến khích sự độc lập: Những năm tiểu học là khoảng thời gian bé phát triển tính tự lập nhanh chóng. Khi đến tuổi trung học cơ sở, nhiều trẻ bắt đầu dành thời gian ở nhà một mình, muốn tự đi bộ đến trường, giúp đỡ các em nhỏ. Người lớn nên tôn trọng sự phát triển độc lập, lựa chọn của trẻ, để bé tự tìm cách nói chuyện với giáo viên về bất kỳ vấn đề nào gặp phải ở trường, khuyến khích con tự giải quyết mâu thuẫn nhỏ với bạn bè. Việc phụ huynh can thiệp quá sâu vào đời sống, mối quan hệ của con sẽ khiến trẻ dần bị phụ thuộc vào cha mẹ, không có ý định xây dựng tính tự lập.
5. Tránh xúc phạm trẻ: Khi trẻ cư xử sai hoặc làm điều gì đó khiến bạn thất vọng, người lớn cần bình tĩnh và đảm bảo rằng, dù có cáu kỉnh, tức giận cũng không nói những lời làm trẻ xấu hổ. Phụ huynh nên tránh la hét trước mặt trẻ, thay vào đó hãy nói chuyện bằng thái độ tôn trọng. Từ những lần rút kinh nghiệm sau khi làm sai việc gì đó, trẻ sẽ hiểu, tự điều chỉnh để không lặp lại vi phạm cho những lần sau.
6. Quản lý thời gian sử dụng công nghệ: Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều sẽ không có thời gian nói chuyện, giao tiếp với những thành viên khác. Trẻ dành quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất. Khi bé bị phụ thuộc vào công nghệ, ít tư duy trò chơi vận động, ít giao tiếp, lâu dần bé không có thói quen xây dựng kế hoạch cho bản thân.
Người lớn nên đưa ra kế hoạch sử dụng thiết bị điện tử cân bằng, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài màn hình như đi dạo, đạp xe, đọc sách, chơi trò chơi.
Anh Chi (Theo Very Well Family)
- 30 lượt