5 chướng ngại cần vượt qua để thành tựu thiền định
06/04/2024 - 07:32
Lượt xem: 630 lượt
Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, nhà Phật gọi là ‘ngũ triền cái’, ‘Triền’ là trói buộc, ‘cái’ là che đậy. Năm thứ chướng ngại này trói buộc chúng sinh trong khổ đau sanh tử luân hồi và che lấp bản tâm thanh tịnh, và trí tuệ sáng suốt sẵn có nơi tự thân, khiến việc thực hành thiền khó đạt được kết quả như ý.
5 chướng ngại đó chính là tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và hoài nghi. Những phiền não này không chỉ gây chướng ngại cho việc thiền tập - trưởng dưỡng định lực và trí tuệ mà cả con đường tâm linh hướng đến giải thoát giác ngộ của mỗi người.
1. Tham dục: Đó là tâm ưa thích, đam mê, ham muốn, dính mắc sự khát khao ‘năm dục lạc’ khiến tâm phân tán khó tập trung. Quá nôn nóng ham muốn đắc định cũng là một trở ngại cho tâm định.
Đức Phật ví sự tham dục như việc đi vay nợ. Các khoái lạc ta hưởng thụ qua năm căn đều phải trả giá bằng sự chia ly, mất mát hay cảm giác trống rỗng, thèm khát, sẽ theo đuổi mãnh liệt sau đó. Cũng như bất cứ món nợ nào đều phải trả lãi, Đức Phật dạy rằng sự khoái lạc đó thật ra là rất nhỏ không đáng so với đau khổ mà chúng ta phải hoàn trả.
Trong khi hành thiền, hành giả vượt qua lòng tham dục bằng cách buông xả mọi quan tâm về thân thể và hoạt động của năm giác quan.
Khi vượt qua được tham dục, chúng ta sẽ không còn để ý đến các hứa hẹn của khoái lạc cũng như sự khoan khoái của cơ thể. Thân thể dường như tan biến và năm giác quan dường như đóng lại. Sự khác biệt giữa việc bám chấp vào sự thoả mãn các giác quan và vượt qua chúng cũng giống như nhìn ra bên ngoài và nhìn vào tấm gương soi. Tâm khi được giải phóng khỏi sự lăng xăng hoạt động của các giác quan sẽ có thể quay nhìn vào bên trong và thấy rõ bản chất thật sự của nó. Từ đó, trí tuệ phát sinh để cho ta biết được ta là ai, từ đâu đến và tại sao chúng ta có mặt nơi này.
2. Sân hận: Sân hận là mặt trái của tham dục. Nó là một cặp bài trung luôn song hành. Bởi không thỏa mãn tham dục nên tâm sân hận hiện khởi. Sân giận biểu thị sự ghét bỏ, trạng thái bất mãn, bất bình, không vừa ý. Tâm sân có thể biểu lộ ở cấp độ thấp như sự bực mình cho đến lòng căm hận sâu sắc. Sân làm cho tâm nóng nảy, khó hoan hỷ, an vui trong đề mục thiền định.
Đức Phật ví lòng sân hận như người bệnh. Nếu để sân giận chi phối thì tâm không thể an định. Điều đó cũng giống như cố gắng soi mình bằng một bát nước đang sôi sùng sục là điều không thể.
Sân hận được đối trị bằng các thực hành lòng bi mẫn. Khi có sự sân hận đối với ai đó, lòng từ bi giúp ta nhận ra rằng chính người ấy cũng đang bị đau khổ - và chúng ta có thể vượt qua nỗi đau của chính mình và nhìn người khác với lòng từ bi. Lòng từ bi cũng giúp ta thấy được lỗi lầm của ban thân, khuyến khích ta tự tha thứ cho chính mình, giúp ta nhận được bài học và biết cách buông xả, không chấp trước. Trong trường hợp chúng ta bất mãn với đối tượng tham thiền - khiến tâm không được an tĩnh - lòng bi mẫn sẽ giúp ta nhận biết và nâng niu đối tượng đó như bà mẹ thương yêu chăm sóc đứa con của mình.
3. Hôn trầm - thụy miên: Đây là một chướng ngại kép. Hôn trầm là sự trì trệ, lờ đờ của tâm. Thụy miên là trạng thái mơ màng, ngái ngủ của thân. Hai tâm sở này đồng một tính chất nhu nhược và thụ động, khiến cho tâm không thể chú tâm vào đề mục thiền định được.
Đức Phật ví hôn trầm thụy miên như ngục tù. Người bị giam cầm trong một căn phòng tối, không thể di chuyển tự do, trong khi bên ngoài trời nắng sáng. Nó khiến ta chỉ có những giác niệm rời rạc, yếu ớt và ngủ gục trong khi thiền lúc nào không hay.
Hôn trầm có thể được đối trị bằng cách làm trưởng dưỡng hạnh tinh tấn. Đó là nguồn năng lực luôn có sẵn nhưng ít người biết cách khai thác nó. Đặt mục tiêu vừa phải là một cách khôn ngoan và hữu hiệu để kích hoạt năng lực, tạo niềm hứng khởi cho việc hành thiền.
4. Trạo cử: đó là trạng thái tâm lang thang, suy nghĩ vẩn vơ, như khỉ chuyển cành. Tâm trạo hối là cảm giác day rứt, nuối tiếc về những sai lầm hay tội lỗi đã làm trong quá khứ.
Đức Phật ví trạo cử như kẻ nô lệ, liên tục chạy nhảy theo lệnh của ông chủ khắc nghiệt luôn đòi hỏi sự toàn hảo, và không bao giờ cho phép dừng nghỉ.
Hành giả có thể vượt qua tâm trạo cử bằng thái độ biết đủ (tri túc), đối nghịch với sự tìm lỗi. Ta cảm thấy biết ơn giây phút hiện tại, chứ không phải moi tìm các khiếm khuyết của nó.
Trong công phu thiền định, chúng ta cần an trú trong hiện tại, bằng lòng và tri ân, tránh thái độ ‘làm cho xong’.
5. Nghi: Đức Phật dạy rằng nghi ngờ là sự không chắc chắn và sự thiếu niềm tin đối với việc thực hành Phật pháp. Đó là trạng thái lưỡng lự, phân vân, do dự, bất quyết. Do hoài nghi nên tâm ta không đứng vững được trên đề mục thiền định.
Đức Phật ví nghi ngờ như người khách lạc trong sa mạc, không nhận ra được các điểm đến. Để đối trị sự nghi ngờ, chúng ta cần có sự chỉ dẫn, hướng đạo rõ ràng, một tấm bản đồ tốt, giúp ta có thể tự tin khám phá các ‘vùng đất’ của tâm vi tế, và từ đó biết được con đường phải đi.
Ngoài ra, hành giả cần cách nuôi dưỡng niềm tin chí thành nơi bậc thầy hướng đạo. Đức Phật dạy rằng mỗi người chúng ta có thể thành tựu thiền định và đạt giác ngộ nếu nhất tâm thực hành theo các hướng dẫn của Ngài một cách miên mật. Kinh nghiệm hành thiền cũng giúp ta vượt qua các nghi ngờ về khả năng của bản thân và về con đường thực hành.
Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của con đường giải thoát, như kinh dạy rằng, khi năm triền cái đã được đoạn trừ, hành giả sẽ tự mình thấy như người đã thoát nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an ổn. Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, chúng ta có thể thành tựu thiền định, khai mở trí tuệ và vững bước trên hành trình tâm linh siêu việt.
(Quang Minh tổng hợp)
5 chướng ngại đó chính là tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và hoài nghi. Những phiền não này không chỉ gây chướng ngại cho việc thiền tập - trưởng dưỡng định lực và trí tuệ mà cả con đường tâm linh hướng đến giải thoát giác ngộ của mỗi người.
1. Tham dục: Đó là tâm ưa thích, đam mê, ham muốn, dính mắc sự khát khao ‘năm dục lạc’ khiến tâm phân tán khó tập trung. Quá nôn nóng ham muốn đắc định cũng là một trở ngại cho tâm định.
Đức Phật ví sự tham dục như việc đi vay nợ. Các khoái lạc ta hưởng thụ qua năm căn đều phải trả giá bằng sự chia ly, mất mát hay cảm giác trống rỗng, thèm khát, sẽ theo đuổi mãnh liệt sau đó. Cũng như bất cứ món nợ nào đều phải trả lãi, Đức Phật dạy rằng sự khoái lạc đó thật ra là rất nhỏ không đáng so với đau khổ mà chúng ta phải hoàn trả.
Trong khi hành thiền, hành giả vượt qua lòng tham dục bằng cách buông xả mọi quan tâm về thân thể và hoạt động của năm giác quan.
Khi vượt qua được tham dục, chúng ta sẽ không còn để ý đến các hứa hẹn của khoái lạc cũng như sự khoan khoái của cơ thể. Thân thể dường như tan biến và năm giác quan dường như đóng lại. Sự khác biệt giữa việc bám chấp vào sự thoả mãn các giác quan và vượt qua chúng cũng giống như nhìn ra bên ngoài và nhìn vào tấm gương soi. Tâm khi được giải phóng khỏi sự lăng xăng hoạt động của các giác quan sẽ có thể quay nhìn vào bên trong và thấy rõ bản chất thật sự của nó. Từ đó, trí tuệ phát sinh để cho ta biết được ta là ai, từ đâu đến và tại sao chúng ta có mặt nơi này.
2. Sân hận: Sân hận là mặt trái của tham dục. Nó là một cặp bài trung luôn song hành. Bởi không thỏa mãn tham dục nên tâm sân hận hiện khởi. Sân giận biểu thị sự ghét bỏ, trạng thái bất mãn, bất bình, không vừa ý. Tâm sân có thể biểu lộ ở cấp độ thấp như sự bực mình cho đến lòng căm hận sâu sắc. Sân làm cho tâm nóng nảy, khó hoan hỷ, an vui trong đề mục thiền định.
Đức Phật ví lòng sân hận như người bệnh. Nếu để sân giận chi phối thì tâm không thể an định. Điều đó cũng giống như cố gắng soi mình bằng một bát nước đang sôi sùng sục là điều không thể.
Sân hận được đối trị bằng các thực hành lòng bi mẫn. Khi có sự sân hận đối với ai đó, lòng từ bi giúp ta nhận ra rằng chính người ấy cũng đang bị đau khổ - và chúng ta có thể vượt qua nỗi đau của chính mình và nhìn người khác với lòng từ bi. Lòng từ bi cũng giúp ta thấy được lỗi lầm của ban thân, khuyến khích ta tự tha thứ cho chính mình, giúp ta nhận được bài học và biết cách buông xả, không chấp trước. Trong trường hợp chúng ta bất mãn với đối tượng tham thiền - khiến tâm không được an tĩnh - lòng bi mẫn sẽ giúp ta nhận biết và nâng niu đối tượng đó như bà mẹ thương yêu chăm sóc đứa con của mình.
3. Hôn trầm - thụy miên: Đây là một chướng ngại kép. Hôn trầm là sự trì trệ, lờ đờ của tâm. Thụy miên là trạng thái mơ màng, ngái ngủ của thân. Hai tâm sở này đồng một tính chất nhu nhược và thụ động, khiến cho tâm không thể chú tâm vào đề mục thiền định được.
Đức Phật ví hôn trầm thụy miên như ngục tù. Người bị giam cầm trong một căn phòng tối, không thể di chuyển tự do, trong khi bên ngoài trời nắng sáng. Nó khiến ta chỉ có những giác niệm rời rạc, yếu ớt và ngủ gục trong khi thiền lúc nào không hay.
Hôn trầm có thể được đối trị bằng cách làm trưởng dưỡng hạnh tinh tấn. Đó là nguồn năng lực luôn có sẵn nhưng ít người biết cách khai thác nó. Đặt mục tiêu vừa phải là một cách khôn ngoan và hữu hiệu để kích hoạt năng lực, tạo niềm hứng khởi cho việc hành thiền.
4. Trạo cử: đó là trạng thái tâm lang thang, suy nghĩ vẩn vơ, như khỉ chuyển cành. Tâm trạo hối là cảm giác day rứt, nuối tiếc về những sai lầm hay tội lỗi đã làm trong quá khứ.
Đức Phật ví trạo cử như kẻ nô lệ, liên tục chạy nhảy theo lệnh của ông chủ khắc nghiệt luôn đòi hỏi sự toàn hảo, và không bao giờ cho phép dừng nghỉ.
Hành giả có thể vượt qua tâm trạo cử bằng thái độ biết đủ (tri túc), đối nghịch với sự tìm lỗi. Ta cảm thấy biết ơn giây phút hiện tại, chứ không phải moi tìm các khiếm khuyết của nó.
Trong công phu thiền định, chúng ta cần an trú trong hiện tại, bằng lòng và tri ân, tránh thái độ ‘làm cho xong’.
5. Nghi: Đức Phật dạy rằng nghi ngờ là sự không chắc chắn và sự thiếu niềm tin đối với việc thực hành Phật pháp. Đó là trạng thái lưỡng lự, phân vân, do dự, bất quyết. Do hoài nghi nên tâm ta không đứng vững được trên đề mục thiền định.
Đức Phật ví nghi ngờ như người khách lạc trong sa mạc, không nhận ra được các điểm đến. Để đối trị sự nghi ngờ, chúng ta cần có sự chỉ dẫn, hướng đạo rõ ràng, một tấm bản đồ tốt, giúp ta có thể tự tin khám phá các ‘vùng đất’ của tâm vi tế, và từ đó biết được con đường phải đi.
Ngoài ra, hành giả cần cách nuôi dưỡng niềm tin chí thành nơi bậc thầy hướng đạo. Đức Phật dạy rằng mỗi người chúng ta có thể thành tựu thiền định và đạt giác ngộ nếu nhất tâm thực hành theo các hướng dẫn của Ngài một cách miên mật. Kinh nghiệm hành thiền cũng giúp ta vượt qua các nghi ngờ về khả năng của bản thân và về con đường thực hành.
Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của con đường giải thoát, như kinh dạy rằng, khi năm triền cái đã được đoạn trừ, hành giả sẽ tự mình thấy như người đã thoát nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an ổn. Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, chúng ta có thể thành tựu thiền định, khai mở trí tuệ và vững bước trên hành trình tâm linh siêu việt.
(Quang Minh tổng hợp)
- 630 lượt