4 cách thu phục lòng người theo lời Phật dạy
23/06/2024 - 07:16
Lượt xem: 90 lượt
Đức Phật từng dạy về bốn phương pháp nhiếp hóa chúng sinh, còn gọi là Tứ Nhiếp Pháp, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ hướng thiện và tu tập để đạt được tự do giải thoát.
Đây chính là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người. Trải qua hơn 2500 năm, những lời dạy của Đức Phật về ‘nghệ thuật đắc nhâm tâm’ ấy vẫn vô cùng thiết thực và gần gũi với đời sống hiện đại.
Để thu phục nhân tâm, cảm hoá mọi người, chúng ta cần học theo hạnh của các bậc Bồ Tát và thực hành 4 pháp này. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Bố thí
Bố thí là cho đi, là ban tặng. Đem cho bất cứ những gì mình có và người khác đang cần. Sự chia sẻ đó xuất phát từ tình yêu thương, được thúc đẩy bởi tâm từ bi, mong muốn chúng sinh thoát khổ, lo âu và sợ hãi; và cuối cùng là hướng dẫn họ tu tập giải thoát.
Phàm phu ai cũng tham muốn, muốn có nhiều; có rồi bo bo cất giữ cho bản thân mình, gia đình mình. Ngược lại, bậc Bồ-tát luôn cho đi vô điều kiện. Sự ban tặng không toan tính ấy khiến chúng sinh thức tỉnh. Và họ cảm mến, rồi đến với đạo. Chúng sinh một khi đến được với đạo, mà nói đơn giản là biết trở về nương tựa Tam bảo, là ngàn đời thoát khỏi khổ đau, thiếu thốn, sợ hãi.
Chúng ta thường nghĩ rằng mình nghèo quá, không có dư dả gì để cho ai. Thật ra, có ba thứ mà ai cũng có để đem cho. Đó là tài thí – cho đi tài sản hay đóng góp sức lực, giúp đỡ người khác; Pháp thí là chia sẻ Phật pháp, hay cho đi những hiểu biết đúng đắn, giúp con người thay đổi nhận thức, không bị lầm đường lạc lối, biết tu tập giải thoát; và thứ 3 là Vô úy thí - đem đến cho chúng sinh sự bình yên che chở, không sợ hãi.
Ái ngữ
Ái ngữ là lời từ ái chân thật. Ái ngữ nhiếp là sử dụng lời nói hoà nhã, chân thành có thể thu phục lòng người, xây dựng niềm tin, sự cảm phục nơi người nghe, từ đó giúp họ có chính kiến, chứ không phải dùng lời nói đường mật để lừa phỉnh hay lấn lướt người khác.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Ái ngữ chính là nghệ thuật nhiếp phục bằng lời nói. Không chỉ xa lìa dối trá, nói hai lưỡi, thêu dệt và nói lời hung ác, Ái ngữ là những lời nói truyền cảm hứng, khích lệ, nâng đỡ, động viên an ủi người khác nỗ lực vượt khó, hướng thiện.
Lợi hành
Lợi hành là việc gì có lợi cho mọi người, cho chúng sinh là bắt tay vào làm liền. Lòng từ bi không chỉ thể hiện trong suy nghĩ hay lời nói mà phải bằng những hành động cụ thể, mang lại lợi ích cho mọi người. Những người dám dấn thân hành động vì lợi ích của người khác luôn là những bậc lãnh đạo được mọi người kính trọng và noi gương.
Đồng sự
Cho đi, dùng những lời lẽ hoà ái, làm lợi ích cho người khác thôi chưa đủ để thu phục lòng người. Phật dạy phải biết ‘đồng sự’. Đồng sự hiểu đơn giản là đồng hành cùng mọi người trong công việc. Người lãnh đạo giỏi là không phải là người ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón, mà biết chia sẻ, đồng cam cộng khổ với mọi người, cùng chia sẻ khó khăn, thử thách với mọi người.
Trong Tứ nhiếp pháp thì đồng sự nhiếp là khó thực hành nhất, nhưng hiệu quả lại cao nhất, bởi chỉ khi biết chia ngọt sẻ bùi, cùng trải nghiệm những thăng trầm, vinh nhục của cuộc sống, chúng ta mới có thể thực sự đồng cảm với người khác và vun đắp một mối quan hệ bền chặt và sâu sắc.
Bất cứ ai thực hành bốn phương pháp này trong đời sống chắc chắn sẽ trở thành những vị lãnh đạo tài ba, thu hút được người tài và mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.
(Pháp Nhiên tổng hợp)
Đây chính là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người. Trải qua hơn 2500 năm, những lời dạy của Đức Phật về ‘nghệ thuật đắc nhâm tâm’ ấy vẫn vô cùng thiết thực và gần gũi với đời sống hiện đại.
Để thu phục nhân tâm, cảm hoá mọi người, chúng ta cần học theo hạnh của các bậc Bồ Tát và thực hành 4 pháp này. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Bố thí
Bố thí là cho đi, là ban tặng. Đem cho bất cứ những gì mình có và người khác đang cần. Sự chia sẻ đó xuất phát từ tình yêu thương, được thúc đẩy bởi tâm từ bi, mong muốn chúng sinh thoát khổ, lo âu và sợ hãi; và cuối cùng là hướng dẫn họ tu tập giải thoát.
Phàm phu ai cũng tham muốn, muốn có nhiều; có rồi bo bo cất giữ cho bản thân mình, gia đình mình. Ngược lại, bậc Bồ-tát luôn cho đi vô điều kiện. Sự ban tặng không toan tính ấy khiến chúng sinh thức tỉnh. Và họ cảm mến, rồi đến với đạo. Chúng sinh một khi đến được với đạo, mà nói đơn giản là biết trở về nương tựa Tam bảo, là ngàn đời thoát khỏi khổ đau, thiếu thốn, sợ hãi.
Chúng ta thường nghĩ rằng mình nghèo quá, không có dư dả gì để cho ai. Thật ra, có ba thứ mà ai cũng có để đem cho. Đó là tài thí – cho đi tài sản hay đóng góp sức lực, giúp đỡ người khác; Pháp thí là chia sẻ Phật pháp, hay cho đi những hiểu biết đúng đắn, giúp con người thay đổi nhận thức, không bị lầm đường lạc lối, biết tu tập giải thoát; và thứ 3 là Vô úy thí - đem đến cho chúng sinh sự bình yên che chở, không sợ hãi.
Ái ngữ
Ái ngữ là lời từ ái chân thật. Ái ngữ nhiếp là sử dụng lời nói hoà nhã, chân thành có thể thu phục lòng người, xây dựng niềm tin, sự cảm phục nơi người nghe, từ đó giúp họ có chính kiến, chứ không phải dùng lời nói đường mật để lừa phỉnh hay lấn lướt người khác.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Ái ngữ chính là nghệ thuật nhiếp phục bằng lời nói. Không chỉ xa lìa dối trá, nói hai lưỡi, thêu dệt và nói lời hung ác, Ái ngữ là những lời nói truyền cảm hứng, khích lệ, nâng đỡ, động viên an ủi người khác nỗ lực vượt khó, hướng thiện.
Lợi hành
Lợi hành là việc gì có lợi cho mọi người, cho chúng sinh là bắt tay vào làm liền. Lòng từ bi không chỉ thể hiện trong suy nghĩ hay lời nói mà phải bằng những hành động cụ thể, mang lại lợi ích cho mọi người. Những người dám dấn thân hành động vì lợi ích của người khác luôn là những bậc lãnh đạo được mọi người kính trọng và noi gương.
Đồng sự
Cho đi, dùng những lời lẽ hoà ái, làm lợi ích cho người khác thôi chưa đủ để thu phục lòng người. Phật dạy phải biết ‘đồng sự’. Đồng sự hiểu đơn giản là đồng hành cùng mọi người trong công việc. Người lãnh đạo giỏi là không phải là người ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón, mà biết chia sẻ, đồng cam cộng khổ với mọi người, cùng chia sẻ khó khăn, thử thách với mọi người.
Trong Tứ nhiếp pháp thì đồng sự nhiếp là khó thực hành nhất, nhưng hiệu quả lại cao nhất, bởi chỉ khi biết chia ngọt sẻ bùi, cùng trải nghiệm những thăng trầm, vinh nhục của cuộc sống, chúng ta mới có thể thực sự đồng cảm với người khác và vun đắp một mối quan hệ bền chặt và sâu sắc.
Bất cứ ai thực hành bốn phương pháp này trong đời sống chắc chắn sẽ trở thành những vị lãnh đạo tài ba, thu hút được người tài và mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.
(Pháp Nhiên tổng hợp)
- 90 lượt