7 cách rèn luyện khả năng tư duy của trẻ
17/04/2022 - 07:49
Lượt xem: 24 lượt
Phát triển tư duy logic và suy luận khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ chuẩn bị tốt kỹ năng giải quyết vấn đề trong tương lai.
Tạo thói quen đọc sách: Theo India Today, đọc sách là một trong những cách tốt nhất để kết nối bản thân với thế giới bên ngoài. Càng đọc nhiều, bộ não của trẻ càng nắm bắt nhiều thông tin, nhận thức được đa dạng từ ngữ, tình huống, cảm xúc, câu chuyện và nhân vật. Ảnh: Playtimesmagazine.
Chơi là cách học tốt nhất: Giờ chơi đối với một đứa trẻ là quan trọng. Cho dù đó là chơi với bạn bè hay một mình, chúng đều giúp trẻ định hướng trải nghiệm, tăng chỉ số IQ, khả năng suy luận của trẻ mà trên lý thuyết không thể học được. Trẻ học được những bài học quan trọng trong cuộc sống như làm việc nhóm, tinh thần thể thao, khả năng lãnh đạo và sự sáng tạo thông qua thời gian chơi của mình. Ảnh: Notjustcute.
Nói chuyện với con: Theo Firstcrying Parenting, người lớn nên chia sẻ với con về mọi thứ. Cho dù đó là giờ chơi, ăn tối, đi ngủ hay giờ tắm, hãy nói chuyện với con bạn về những gì bé đang làm và chơi. Sử dụng các từ chính xác cho đồ chơi của trẻ, chẳng hạn bóng, ôtô, sách, búp bê và động từ hành động phù hợp như ăn, chạy, đọc, chơi... Điều này sẽ giúp trẻ liên kết từ đó với đồ vật trong tay hoặc hành động đang được thực hiện. Bé cũng sẽ nhận ra dễ dàng và nhanh chóng các tín hiệu bằng lời nói của cha mẹ. Ảnh: Theconversation.
Cùng nhau giải quyết vấn đề: Điều quan trọng là cha mẹ vẫn phải dạy con cách tự giải quyết vấn đề. Nó có thể đơn giản như học cách mở nắp hộp đồ chơi của trẻ hoặc cách lấy cuốn sách ra khỏi giá sách. Dẫn dắt trẻ bằng ví dụ và gợi ý con cách giải quyết nếu gặp trở ngại nhỏ khi tham gia. Sau đó, hãy để trẻ tự mình thử. Khi đạt được thành công, trẻ sẽ lưu giữ ký ức về điều này lâu hơn và có xu hướng tự mình cố gắng hơn vào lần sau. Ảnh: Verywellfamily.
Đặt câu hỏi mở: Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra, cha mẹ hãy giúp trẻ suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: "Con có ý tưởng gì? Con nghĩ điều gì đang xảy ra ở đây?". Tôn trọng câu trả lời của con cho dù đúng hay sai. Bạn có thể nói: "Điều đó thật thú vị. Hãy nói cho cha/mẹ biết tại sao con lại nghĩ như vậy?". Ảnh: Parents.
Đưa ra các giả thuyết: Dành một chút thời gian để đưa ra các giả thuyết trong khi chơi trò chơi là bài tập giúp phát triển kỹ năng tư duy phản biện ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể hỏi con những câu hỏi như: "Nếu chúng ta làm điều này, con nghĩ điều gì sẽ xảy ra?" hoặc "Hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?"... Ảnh: Kidsacademy.
Khuyến khích con suy nghĩ khác biệt: Bằng cách cho trẻ em suy nghĩ theo cách mới và khác biệt, bạn đang giúp con trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo của mình. Cha mẹ có thể bảo con hãy thử nghĩ về ý tưởng khác hoặc khuyến khích trẻ lựa chọn bằng cách đưa ra tất cả giải pháp khả thi khi giải quyết vấn đề nào đó. Ảnh: Mindchamps.
Theo https://zingnews.vn/
Tạo thói quen đọc sách: Theo India Today, đọc sách là một trong những cách tốt nhất để kết nối bản thân với thế giới bên ngoài. Càng đọc nhiều, bộ não của trẻ càng nắm bắt nhiều thông tin, nhận thức được đa dạng từ ngữ, tình huống, cảm xúc, câu chuyện và nhân vật. Ảnh: Playtimesmagazine.
Chơi là cách học tốt nhất: Giờ chơi đối với một đứa trẻ là quan trọng. Cho dù đó là chơi với bạn bè hay một mình, chúng đều giúp trẻ định hướng trải nghiệm, tăng chỉ số IQ, khả năng suy luận của trẻ mà trên lý thuyết không thể học được. Trẻ học được những bài học quan trọng trong cuộc sống như làm việc nhóm, tinh thần thể thao, khả năng lãnh đạo và sự sáng tạo thông qua thời gian chơi của mình. Ảnh: Notjustcute.
Nói chuyện với con: Theo Firstcrying Parenting, người lớn nên chia sẻ với con về mọi thứ. Cho dù đó là giờ chơi, ăn tối, đi ngủ hay giờ tắm, hãy nói chuyện với con bạn về những gì bé đang làm và chơi. Sử dụng các từ chính xác cho đồ chơi của trẻ, chẳng hạn bóng, ôtô, sách, búp bê và động từ hành động phù hợp như ăn, chạy, đọc, chơi... Điều này sẽ giúp trẻ liên kết từ đó với đồ vật trong tay hoặc hành động đang được thực hiện. Bé cũng sẽ nhận ra dễ dàng và nhanh chóng các tín hiệu bằng lời nói của cha mẹ. Ảnh: Theconversation.
Cùng nhau giải quyết vấn đề: Điều quan trọng là cha mẹ vẫn phải dạy con cách tự giải quyết vấn đề. Nó có thể đơn giản như học cách mở nắp hộp đồ chơi của trẻ hoặc cách lấy cuốn sách ra khỏi giá sách. Dẫn dắt trẻ bằng ví dụ và gợi ý con cách giải quyết nếu gặp trở ngại nhỏ khi tham gia. Sau đó, hãy để trẻ tự mình thử. Khi đạt được thành công, trẻ sẽ lưu giữ ký ức về điều này lâu hơn và có xu hướng tự mình cố gắng hơn vào lần sau. Ảnh: Verywellfamily.
Đặt câu hỏi mở: Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra, cha mẹ hãy giúp trẻ suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: "Con có ý tưởng gì? Con nghĩ điều gì đang xảy ra ở đây?". Tôn trọng câu trả lời của con cho dù đúng hay sai. Bạn có thể nói: "Điều đó thật thú vị. Hãy nói cho cha/mẹ biết tại sao con lại nghĩ như vậy?". Ảnh: Parents.
Đưa ra các giả thuyết: Dành một chút thời gian để đưa ra các giả thuyết trong khi chơi trò chơi là bài tập giúp phát triển kỹ năng tư duy phản biện ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể hỏi con những câu hỏi như: "Nếu chúng ta làm điều này, con nghĩ điều gì sẽ xảy ra?" hoặc "Hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?"... Ảnh: Kidsacademy.
Khuyến khích con suy nghĩ khác biệt: Bằng cách cho trẻ em suy nghĩ theo cách mới và khác biệt, bạn đang giúp con trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo của mình. Cha mẹ có thể bảo con hãy thử nghĩ về ý tưởng khác hoặc khuyến khích trẻ lựa chọn bằng cách đưa ra tất cả giải pháp khả thi khi giải quyết vấn đề nào đó. Ảnh: Mindchamps.
Theo https://zingnews.vn/
- 24 lượt