Hai giai đoạn của thiền định
12/07/2024 - 18:05
Lượt xem: 57 lượt
Thiền giúp chúng ta bình tâm, làm lắng đọng những dòng tư tưởng và giúp chúng ta an trú trong sự giác tỉnh. Khi trí tuệ hiện diện, bạn sẽ thấy chân lý ở mọi nơi, đó chính là sự an lạc nội tâm - cội nguồn của Hạnh phúc.
Mỗi chúng ta có thể khám phá và tìm thấy con đường cho riêng mình. Có rất nhiều cách để bắt đầu cuộc hành trình, nhưng tất cả đều có chung một hướng. Đừng lo lắng bạn đang ở “cấp độ” nào trên chặng đường này. Hãy tinh tấn thực hành, thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn.
Thiền định được thực hiện qua hai giai đoạn. Thứ nhất là thực hành thiền trong thời khóa tu tập chính thức và thứ hai là giai đoạn hậu thiền hay suy ngẫm thực hành trong đời sống thường nhật. Nếu bạn mới tu tập, tôi nghĩ rằng hậu thiền sẽ thích hợp và lợi lạc hơn. Khi tu thiền, ta phải an trú trong tâm không và đối với người mới thực hành, điều này thật không dễ dàng gì. Chúng ta có thể ngồi trong yên lặng, lãng phí rất nhiều thời gian tưởng như để thiền định, song thực chất lại thường dễ dàng lạc mất chính niệm. Chúng ta không biết điều gì đang diễn ra, tâm ta bị phân tán, lang thang khắp nơi.
Với hậu thiền, chúng ta lắng nghe mọi dòng suy tư và dành thời gian quán chiếu chúng. Ví dụ, chúng ta ngắm bình minh để suy nghĩ về tính vô thường và sức mạnh của hiện tại, hoặc ta quan sát mọi người để thấy rằng tất cả chúng ta đều chung cảnh ngộ, rằng chúng ta đều giống nhau. Nhận xét này giúp chúng ta thêm hòa nhập với thế giơi quanh mình, biết tự nhìn nhận và quán chiếu mọi lỗi lầm, cố gắng trưởng dưỡng những phẩm hạnh và động cơ chân chính.
Chúng ta có thể thiền quán trong bất cứ hoàn cảnh nào để chiêm nghiệm về lòng từ bi, nguồn cảm hứng, tâm chí thành, tình yêu đích thực hay những điều tương tự. Chúng ta thậm chí có thể hành thiền hàng ngày theo những cách rất giản dị, ví dụ như ngay tại công sở. Mỗi khi có vấn đề xuất hiện, ta lại quán chiếu tâm ta, để ý xem cách tâm phản ứng và những bài học ta có được. Cuộc sống hàng ngày có vô số cơ hội để chúng ta thực tập các chủ đề như lòng từ bi, xả bỏ bám chấp. Khi chúng ta thực sự quan sát cuộc sống hàng ngày với con mắt thiền quán, mọi thứ sẽ trở nên sống động và gần gũi, thay vì là những bài pháp hay nhưng lạ lẫm xa rời thực tế.
Hãy bắt đầu bài thực tập này bằng cách đơn giản là nhìn kỹ hơn mọi thứ quanh mình. Có thể lúc đầu bạn dành một chút thời gian thực tập, rồi tưng bước biến thực hành này thành một phần của đời sống hàng ngày. Ví dụ, bạn đang ngồi trên xe buýt, thay vì vùi đầu vào mấy tờ báo nhàm chán theo thói quen cũ, hãy thử quan sát mọi người và cảnh vật mà trước đây bạn chẳng bao giờ để tâm. Có thể một phụ nữ cao tuổi sẽ cảm ơn vì bạn biết lịch sự nhường chỗ ngồi cho bà. Nếu vẫn chúi đầu đọc báo như mọi khi, có lẽ bạn đã không thể nhận ra những người cần được trợ giúp như vậy.
Đối với tôi, quán niệm tư duy giúp tôi thực sự thư giãn. Nó giống như cảm giác được bơi lội thỏa thích giữa đại dương bao la. Tôi cảm thấy an nhiên tự tại, đó là dấu hiệu của sự gia trì và chỉ ra rằng tâm tràn đầy cảm hứng đang hiển hiện.
(Trích từ ấn phẩm "Thiền - Năng lượng chữa lành", Drukpa Việt Nam)
Bài đọc thêm:
Ba bài tập cho người mới thực hành thiền định
Mỗi chúng ta có thể khám phá và tìm thấy con đường cho riêng mình. Có rất nhiều cách để bắt đầu cuộc hành trình, nhưng tất cả đều có chung một hướng. Đừng lo lắng bạn đang ở “cấp độ” nào trên chặng đường này. Hãy tinh tấn thực hành, thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn.
Thiền định được thực hiện qua hai giai đoạn. Thứ nhất là thực hành thiền trong thời khóa tu tập chính thức và thứ hai là giai đoạn hậu thiền hay suy ngẫm thực hành trong đời sống thường nhật. Nếu bạn mới tu tập, tôi nghĩ rằng hậu thiền sẽ thích hợp và lợi lạc hơn. Khi tu thiền, ta phải an trú trong tâm không và đối với người mới thực hành, điều này thật không dễ dàng gì. Chúng ta có thể ngồi trong yên lặng, lãng phí rất nhiều thời gian tưởng như để thiền định, song thực chất lại thường dễ dàng lạc mất chính niệm. Chúng ta không biết điều gì đang diễn ra, tâm ta bị phân tán, lang thang khắp nơi.
Với hậu thiền, chúng ta lắng nghe mọi dòng suy tư và dành thời gian quán chiếu chúng. Ví dụ, chúng ta ngắm bình minh để suy nghĩ về tính vô thường và sức mạnh của hiện tại, hoặc ta quan sát mọi người để thấy rằng tất cả chúng ta đều chung cảnh ngộ, rằng chúng ta đều giống nhau. Nhận xét này giúp chúng ta thêm hòa nhập với thế giơi quanh mình, biết tự nhìn nhận và quán chiếu mọi lỗi lầm, cố gắng trưởng dưỡng những phẩm hạnh và động cơ chân chính.
Chúng ta có thể thiền quán trong bất cứ hoàn cảnh nào để chiêm nghiệm về lòng từ bi, nguồn cảm hứng, tâm chí thành, tình yêu đích thực hay những điều tương tự. Chúng ta thậm chí có thể hành thiền hàng ngày theo những cách rất giản dị, ví dụ như ngay tại công sở. Mỗi khi có vấn đề xuất hiện, ta lại quán chiếu tâm ta, để ý xem cách tâm phản ứng và những bài học ta có được. Cuộc sống hàng ngày có vô số cơ hội để chúng ta thực tập các chủ đề như lòng từ bi, xả bỏ bám chấp. Khi chúng ta thực sự quan sát cuộc sống hàng ngày với con mắt thiền quán, mọi thứ sẽ trở nên sống động và gần gũi, thay vì là những bài pháp hay nhưng lạ lẫm xa rời thực tế.
Hãy bắt đầu bài thực tập này bằng cách đơn giản là nhìn kỹ hơn mọi thứ quanh mình. Có thể lúc đầu bạn dành một chút thời gian thực tập, rồi tưng bước biến thực hành này thành một phần của đời sống hàng ngày. Ví dụ, bạn đang ngồi trên xe buýt, thay vì vùi đầu vào mấy tờ báo nhàm chán theo thói quen cũ, hãy thử quan sát mọi người và cảnh vật mà trước đây bạn chẳng bao giờ để tâm. Có thể một phụ nữ cao tuổi sẽ cảm ơn vì bạn biết lịch sự nhường chỗ ngồi cho bà. Nếu vẫn chúi đầu đọc báo như mọi khi, có lẽ bạn đã không thể nhận ra những người cần được trợ giúp như vậy.
Đối với tôi, quán niệm tư duy giúp tôi thực sự thư giãn. Nó giống như cảm giác được bơi lội thỏa thích giữa đại dương bao la. Tôi cảm thấy an nhiên tự tại, đó là dấu hiệu của sự gia trì và chỉ ra rằng tâm tràn đầy cảm hứng đang hiển hiện.
(Trích từ ấn phẩm "Thiền - Năng lượng chữa lành", Drukpa Việt Nam)
Bài đọc thêm:
Ba bài tập cho người mới thực hành thiền định
- 57 lượt