Lứa tuổi nào con người cảm thấy bất hạnh nhất trong cuộc đời?
31/05/2018 - 06:00
Lượt xem: 820 lượt
Cuộc đời ai cũng đầy rẫy những thăng trầm. Tuy nhiên, khi nói đến mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung, nghiên cứu khoa học cho thấy đời người thường đi theo một khuôn mẫu nhất định. Khi bước vào lứa tuổi trung niên, dường như ai cũng gặp phải giai đoạn khủng hoảng tâm lý.
Gần đây, một công trình nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ), đã tiến hành phân tích mức độ hạnh phúc của 1,3 triệu người lựa chọn ngẫu nhiên đến từ 51 quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy, đa phần mọi người cảm thấy ‘bất mãn’ nhất khi bước vào tuổi 50. Trong khi đó, khoảng thời gian họ cảm thấy khá hạnh phúc là khi những năm đầu của lứa tuổi 20 và ở tuổi 60, khi họ bắt đầu nghỉ hưu. Nhìn chung, sự hài lòng trong cuộc sống dường như đi theo một đường parabol như dưới đây:
Tại sao ở lứa tuổi 50, chúng ta thường cảm thấy bất mãn?
Có nhiều nguyên nhân. Theo các nhà nghiên cứu, những người ở độ tuổi trung niên thường đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, đó cũng là lý do khiến họ gặp nhiều căng thẳng. Mặt khác, những người không đạt được sự thành công như mong muốn lại bị stress kiểu khác. Một yếu tô quan trọng nữa, ở tuổi 40 - 50, con cái đang ở độ tuổi khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhất. Đây là lý do mà nhiều người phải trải qua cái gọi là "khủng hoảng tuổi trung niên".
Vậy thì làm thế nào để cải thiện tình hình? Dưới đây là một số ‘bí quyết’ bạn có thể tham khảo dù đang còn trẻ hay ở lứa tuổi trung niên.
Kiểm soát "khủng hoảng tuổi 20"
Nếu bạn không muốn gặp khủng hoảng tuổi 50, ngay từ khi còn trẻ, bạn phải học cách kiểm soát ‘khủng hoảng tuổi 20’. Thường ở lứa tuổi cuối 20, đầu 30, các bạn trẻ dễ gặp những cú sốc tinh thần vì ‘đời không như mơ’. Họ cảm thấy mất phương hướng, lo lắng và đôi khi hoảng sợ, cả ở khía cạnh nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng.
Đầu tiên, bạn phải xác định rằng, ‘khủng hoảng đầu đời’ (cũng như ‘khủng hoảng tuổi trung niên’) như vậy là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà gần như ai cũng phải trải qua. Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân để giải tỏa phần nào.
Hãy nhìn nhận đó là cơ hội để bạn rèn luyện trí thông minh cảm xúc. Hãy nhận biết và viết xuống cảm xúc của mình. Thói quen viết nhật ký hàng ngày giúp bạn rất nhiều trong việc giải tỏa stress cũng như hiểu mình hơn.
Dũng cảm đối diện khó khăn, đừng cố bắt chước và so sánh mình với người khác bởi mỗi chúng ta đều là những cá thể đặc biệt, độc nhất. Cuộc sống cần có nhưng mục tiêu nhưng phải thực tế và đừng kỳ vọng mọi việc sẽ luôn diễn ra theo ý mình.
Hiểu rõ loại hạnh phúc nào bạn có thể mua được.
Tiền không mua được hạnh phúc lâu bền nhưng có thể "mua" được một vài dạng hạnh phúc nào đó nếu biết sử dụng đúng cách. Mua trải nghiệm như những chuyến đi xa thú vị và ý nghĩa, đầu tư cho sự an toàn tài chính hay dùng tiền giúp đỡ người khác có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Nhận diện những ngộ nhận về hạnh phúc
Mỗi người đều có những định nghĩa về hạnh phúc của riêng mình. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra cho chúng ta một số lầm tưởng và ngộ nhận về hạnh phúc. Chẳng hạn, hạnh phúc không có nghĩa là luôn luôn phải có cảm xúc tích cực, dễ chịu và hoàn toàn vắng bóng những cảm xúc tiêu cực. Hạnh phúc cũng không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn thỏa mãn với mọi mặt của cuộc sống. Hạnh phúc là cảm giác bình an, thanh thản và nhìn thấy những điều tốt đẹp ngay cả trong những giây phút khó khăn tồi tệ, đón nhận thực tại và trưởng thành hơn.
Đừng quá cố gắng rượt đuổi hạnh phúc
Nghiên cứu cho thấy càng cố săn đuổi hạnh phúc, bạn càng khó nắm bắt được nó. Nó chỉ khiến bạn tự chuốc lấy thất vọng mà thôi. Cũng giống một chiếc lông vũ mỏng manh nhẹ nhàng bay từ trên cao, bạn càng cố chộp lấy thì chiếc lông càng lượn đi xa hơn. Nhưng bạn có thể tập trung quan sát và đưa tay hứng để chiếc lông từ từ rơi vào lòng bàn tay bạn.
Gặp gỡ bạn bè
Nuôi dưỡng những mối quan hệ gắn bó trong suốt cuộc đời là cực kỳ quan trọng. Sự cô độc, cách biệt không những làm bạn bất hạnh mà còn khiến sức khỏe giảm sút.
Tóm lại, hãy luôn nhớ rằng hạnh phúc hơn không nhất thiết có nghĩa là cuộc sống của bạn sung túc dễ chịu hơn. Bạn không cần phải cảm thấy vui sướng suốt ngày, điều quan trọng là cần trưởng dưỡng niềm tĩnh tại nội tâm. Chúng ta cần trải nghiệm khổ đau để hiểu giá trị của những điều tốt đẹp. Hạnh phúc bền lâu đến từ niềm tri ân đối với tất cả những điều lớn lao cũng như nhỏ nhiệm trong cuộc sống.
(Mai Ly – theo Lifehacker.com)
Gần đây, một công trình nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ), đã tiến hành phân tích mức độ hạnh phúc của 1,3 triệu người lựa chọn ngẫu nhiên đến từ 51 quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy, đa phần mọi người cảm thấy ‘bất mãn’ nhất khi bước vào tuổi 50. Trong khi đó, khoảng thời gian họ cảm thấy khá hạnh phúc là khi những năm đầu của lứa tuổi 20 và ở tuổi 60, khi họ bắt đầu nghỉ hưu. Nhìn chung, sự hài lòng trong cuộc sống dường như đi theo một đường parabol như dưới đây:
Đường cong hạnh phúc hình chữ U
Mọi sự khởi đầu đều tốt đẹp, rồi cuộc sống dường như trở nên tồi tệ hơn ở giai đoạn cuối 40, khi người ta bước vào tuổi 50, rồi sau đó lại khá lên.Tại sao ở lứa tuổi 50, chúng ta thường cảm thấy bất mãn?
Có nhiều nguyên nhân. Theo các nhà nghiên cứu, những người ở độ tuổi trung niên thường đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, đó cũng là lý do khiến họ gặp nhiều căng thẳng. Mặt khác, những người không đạt được sự thành công như mong muốn lại bị stress kiểu khác. Một yếu tô quan trọng nữa, ở tuổi 40 - 50, con cái đang ở độ tuổi khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhất. Đây là lý do mà nhiều người phải trải qua cái gọi là "khủng hoảng tuổi trung niên".
Vậy thì làm thế nào để cải thiện tình hình? Dưới đây là một số ‘bí quyết’ bạn có thể tham khảo dù đang còn trẻ hay ở lứa tuổi trung niên.
Kiểm soát "khủng hoảng tuổi 20"
Nếu bạn không muốn gặp khủng hoảng tuổi 50, ngay từ khi còn trẻ, bạn phải học cách kiểm soát ‘khủng hoảng tuổi 20’. Thường ở lứa tuổi cuối 20, đầu 30, các bạn trẻ dễ gặp những cú sốc tinh thần vì ‘đời không như mơ’. Họ cảm thấy mất phương hướng, lo lắng và đôi khi hoảng sợ, cả ở khía cạnh nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng.
Đầu tiên, bạn phải xác định rằng, ‘khủng hoảng đầu đời’ (cũng như ‘khủng hoảng tuổi trung niên’) như vậy là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà gần như ai cũng phải trải qua. Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân để giải tỏa phần nào.
Hãy nhìn nhận đó là cơ hội để bạn rèn luyện trí thông minh cảm xúc. Hãy nhận biết và viết xuống cảm xúc của mình. Thói quen viết nhật ký hàng ngày giúp bạn rất nhiều trong việc giải tỏa stress cũng như hiểu mình hơn.
Dũng cảm đối diện khó khăn, đừng cố bắt chước và so sánh mình với người khác bởi mỗi chúng ta đều là những cá thể đặc biệt, độc nhất. Cuộc sống cần có nhưng mục tiêu nhưng phải thực tế và đừng kỳ vọng mọi việc sẽ luôn diễn ra theo ý mình.
Hiểu rõ loại hạnh phúc nào bạn có thể mua được.
Tiền không mua được hạnh phúc lâu bền nhưng có thể "mua" được một vài dạng hạnh phúc nào đó nếu biết sử dụng đúng cách. Mua trải nghiệm như những chuyến đi xa thú vị và ý nghĩa, đầu tư cho sự an toàn tài chính hay dùng tiền giúp đỡ người khác có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Nhận diện những ngộ nhận về hạnh phúc
Mỗi người đều có những định nghĩa về hạnh phúc của riêng mình. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra cho chúng ta một số lầm tưởng và ngộ nhận về hạnh phúc. Chẳng hạn, hạnh phúc không có nghĩa là luôn luôn phải có cảm xúc tích cực, dễ chịu và hoàn toàn vắng bóng những cảm xúc tiêu cực. Hạnh phúc cũng không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn thỏa mãn với mọi mặt của cuộc sống. Hạnh phúc là cảm giác bình an, thanh thản và nhìn thấy những điều tốt đẹp ngay cả trong những giây phút khó khăn tồi tệ, đón nhận thực tại và trưởng thành hơn.
Đừng quá cố gắng rượt đuổi hạnh phúc
Nghiên cứu cho thấy càng cố săn đuổi hạnh phúc, bạn càng khó nắm bắt được nó. Nó chỉ khiến bạn tự chuốc lấy thất vọng mà thôi. Cũng giống một chiếc lông vũ mỏng manh nhẹ nhàng bay từ trên cao, bạn càng cố chộp lấy thì chiếc lông càng lượn đi xa hơn. Nhưng bạn có thể tập trung quan sát và đưa tay hứng để chiếc lông từ từ rơi vào lòng bàn tay bạn.
Gặp gỡ bạn bè
Nuôi dưỡng những mối quan hệ gắn bó trong suốt cuộc đời là cực kỳ quan trọng. Sự cô độc, cách biệt không những làm bạn bất hạnh mà còn khiến sức khỏe giảm sút.
Tóm lại, hãy luôn nhớ rằng hạnh phúc hơn không nhất thiết có nghĩa là cuộc sống của bạn sung túc dễ chịu hơn. Bạn không cần phải cảm thấy vui sướng suốt ngày, điều quan trọng là cần trưởng dưỡng niềm tĩnh tại nội tâm. Chúng ta cần trải nghiệm khổ đau để hiểu giá trị của những điều tốt đẹp. Hạnh phúc bền lâu đến từ niềm tri ân đối với tất cả những điều lớn lao cũng như nhỏ nhiệm trong cuộc sống.
(Mai Ly – theo Lifehacker.com)
- 820 lượt