Thiền quán – nền tảng cho thực hành thiền định
15/02/2022 - 14:53
Lượt xem: 25 lượt
Tầm quan trọng của Thiền quán
Nhiều người thường nghĩ thiền định là chỉ ngồi xuống rồi nghĩ đến tâm mình, suy ngẫm hay để tâm trống rỗng mà không làm gì khác. Trong hệ thống thực hành của chúng ta, thiền sâu cần được thực hành trong tâm và việc đó rất hữu ích, nhưng ý nghĩa thực sự của thực hành thiền là chúng ta chuyển hóa tri thức thông thường thành hiểu biết trải nghiệm.
Dĩ nhiên việc để tâm trống không, tĩnh lặng cũng là một phương tiện thiện xảo. Tất cả những thực hành như phân tích sự thay đổi, chuyển hóa, hành động của tâm… đều là các phương tiện thiện xảo. Tuy nhiên, trong khi Kinh thừa dạy nhiều về việc để tâm trống không, Chân ngôn thừa dạy cách thực hành thiền chủ động hơn. Phương pháp này gọi là thiền quán, theo đó tâm vẫn ghi nhận hành động nhưng không mất đi sự tỉnh thức. Đây là sự khác biệt nhỏ giữa thực hành Chân ngôn thừa và thực hành Kinh thừa, hay còn gọi là thực hành Kim cương thừa và thực hành Đại thừa. Điều quan trọng chúng ta cần biết, thiền quán là hệ thống thực hành có liên hệ mật thiết với lối sống thường nhật của người tu tập.
Khi nói về đời sống, chúng ta nói đến tâm, các hoạt động, xúc tình của tâm, hạnh phúc của tâm, nỗi buồn của tâm, sự phóng túng của tâm, tâm tướng, hoặc sự hồi quang phản chiếu của tâm. Đó là đời sống và đời sống là tâm. Việc không biết gì về tâm mà lại đòi có được hạnh phúc trong đời sống là không thể. Lý do là khi đó bạn sẽ sống trong vô minh ảo tưởng, phí hoài công sức tìm kiếm hạnh phúc. Cho dù có tự nhận là người thông minh, là hành giả hay thiền giả, song nếu thiếu đi hiểu biết về tâm, bạn vẫn bỏ sót điểm vô cùng trọng yếu.
Vì thế, sau khi đã hiểu và thực hành thiền quán, chúng ta cần có thời gian để đạt mức độ chứng ngộ cao cấp. Mức độ này đạt đến khi tâm ta không còn bị sao lãng bởi các xúc tình phiền não. Chúng ta sẽ an trụ nhậm vận tự nhiên trong tự tính tâm mà không cần đến thực hành thiền quán nữa.
Trí tuệ Bát nhã
Đây là một cách “xác nhận” lại. Dĩ nhiên, trước đó rất lâu, từ thời điểm phát nguyện quy y và trưởng dưỡng Bồ đề tâm của một người Phật tử, chúng ta đã công nhận rằng vạn pháp là Trí tuệ Bát nhã, vạn pháp là Đại Thủ Ấn…
Tuy nhiên ở đây chúng ta không chỉ xác nhận lại điều đó bằng hiểu biết thông thường mà qua thực hành thiền quán, đó là sự xác nhận thực sự. Nếu không thực hành thiền quán mà chỉ thực hành thiền định, chúng ta thường đi lầm đường, không biết phải đi đâu, về hướng nào, tựa hồ như lạc trong khu rừng rộng lớn, rậm rạp đến mức không thấy cả bầu trời. Chuyện này thường diễn ra trong thực hành thiền định và khiến chúng ta phí hoài nhiều công sức, thời gian. Vì thế, trước khi nhận được dấu hiệu xác nhận lại như đã nói ở trên, chúng ta cần suy ngẫm về lối sống của mình, và chủ yếu là về tâm. Đó là việc quan trọng.
Nhiều người không thích thực hành thiền quán vì cho rằng khó hiểu. Đó là vì chúng ta còn nhiều vô minh. Nhiều đệ tử của tôi cũng cảm thấy khó và không muốn thực hành thiền quán mà thích chuyển sang thực hành các kỹ năng thiền khác, chủ yếu là không làm gì cả, để tâm tĩnh lặng không còn vọng tưởng. Nhưng không may là lựa chọn đó không đem lại kết quả trong thực hành.
Vì chúng ta quên mất hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã nên sự thực hành không đem lại kết quả. Chúng ta chỉ để tâm rỗng lặng và nói: “Tôi đang thực hành thiền. Tôi chẳng làm gì cả”. Nhưng vì chưa đủ phẩm chất, chúng ta thường quên mất các nguyên lý của Trí tuệ Bát nhã khi thực hành như vậy.
Thực hành thiền quán có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay nhiều năm, tùy theo trí tuệ và nỗ lực của từng người. Sau khi thực hành thiền quán, chúng ta sẽ xác nhận lại là không còn bị lạc đường nữa. Không những thực sự thấy được sự xác nhận đó mà chúng ta còn không vọng tưởng về sự xác nhận này. Chúng ta sẽ thực sự xác quyết đã tiêu trừ tâm sao lãng do các xúc tình phiền não tạo ra. Dù cho bất kỳ xúc tình phiền não nào xuất hiện, chúng ta đều không bị chi phối hay sao lãng. Đến lúc đó, các xúc tình phiền não giống như một vở diễn hay vũ điệu đang diễn ra trước mặt, nhưng chúng không thể làm phiền hay lôi cuốn chúng ta vào cuộc được. Đó là sự xác nhận thực sự.
Tính không và bản ngã
Việc này xảy ra như thế nào? Chỉ là do Trí tuệ Bát nhã. Người tu tập đang trải nghiệm quán tưởng, thực hành thiền với sự quán chiếu chủ yếu về lối sống. Chẳng hạn như hôm nay bạn thấy vui, ngày mai bạn lại không thấy vui. Điều đó có nghĩa là gì? Ai là người thấy vui và ai là người không thấy vui? Ai thấy khổ và ai không thấy khổ? Nếu “tôi” đang thấy khổ đau thì “tôi” là ai? Chúng ta cần thực hành các quán chiếu tâm vi tế như vậy.
Khi quán chiếu tâm như trên, chúng ta sẽ thấy rằng không có cái “tôi”, thế nhưng chúng ta lại đang thấy khổ đau. Đó hoàn toàn là sự hiện bày của tồn tại trong luân hồi, một màn kịch huyễn ảo của bản ngã. Dù tự biết là không có cái “tôi” nhưng vì chúng ta vẫn còn đang chấp ngã nên bản ngã vẫn đang hoạt động.
Khi chúng ta luôn thấy các xúc tình phiền não xuất hiện mạnh mẽ, dù chúng ta hiểu rằng các xúc tình đó là Trí tuệ Bát nhã, các xúc tình là tính không; tính không là xúc tình. Thậm chí cũng chẳng có mắt, tai, mũi, lưỡi… vạn pháp đều là Không. Chúng ta biết điều đó. Nhưng không chỉ là nói mà bản ngã còn hiện diện mạnh mẽ trong đời sống hằng ngày. Tại sao vọng tưởng về bản ngã còn hoạt động? Đó là vì chúng ta chưa cắt đứt bản ngã, hay thậm chí còn chưa tiếp cận được bản ngã, dù đã hiểu ra bản ngã là không có thực. Điều này có nghĩa là chúng ta cần thực hành thêm thiền quán nếu không muốn mọi việc vẫn y nguyên chẳng có gì cải thiện như hiện tại. Chúng ta có thể là những hành giả tâm linh rất cần cù, ngồi kết già tốt và an bình, nhưng khi ngừng thực hành thiền thì lại thấy mình còn đầy sân giận. Kết quả là chúng ta trở nên bất an, rất sân giận, dễ dàng bực tức, và hiếm khi cảm thấy thực hành thiền lợi ích cho bản thân.
(Khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Nhiều người thường nghĩ thiền định là chỉ ngồi xuống rồi nghĩ đến tâm mình, suy ngẫm hay để tâm trống rỗng mà không làm gì khác. Trong hệ thống thực hành của chúng ta, thiền sâu cần được thực hành trong tâm và việc đó rất hữu ích, nhưng ý nghĩa thực sự của thực hành thiền là chúng ta chuyển hóa tri thức thông thường thành hiểu biết trải nghiệm.
Dĩ nhiên việc để tâm trống không, tĩnh lặng cũng là một phương tiện thiện xảo. Tất cả những thực hành như phân tích sự thay đổi, chuyển hóa, hành động của tâm… đều là các phương tiện thiện xảo. Tuy nhiên, trong khi Kinh thừa dạy nhiều về việc để tâm trống không, Chân ngôn thừa dạy cách thực hành thiền chủ động hơn. Phương pháp này gọi là thiền quán, theo đó tâm vẫn ghi nhận hành động nhưng không mất đi sự tỉnh thức. Đây là sự khác biệt nhỏ giữa thực hành Chân ngôn thừa và thực hành Kinh thừa, hay còn gọi là thực hành Kim cương thừa và thực hành Đại thừa. Điều quan trọng chúng ta cần biết, thiền quán là hệ thống thực hành có liên hệ mật thiết với lối sống thường nhật của người tu tập.
Khi nói về đời sống, chúng ta nói đến tâm, các hoạt động, xúc tình của tâm, hạnh phúc của tâm, nỗi buồn của tâm, sự phóng túng của tâm, tâm tướng, hoặc sự hồi quang phản chiếu của tâm. Đó là đời sống và đời sống là tâm. Việc không biết gì về tâm mà lại đòi có được hạnh phúc trong đời sống là không thể. Lý do là khi đó bạn sẽ sống trong vô minh ảo tưởng, phí hoài công sức tìm kiếm hạnh phúc. Cho dù có tự nhận là người thông minh, là hành giả hay thiền giả, song nếu thiếu đi hiểu biết về tâm, bạn vẫn bỏ sót điểm vô cùng trọng yếu.
Vì thế, sau khi đã hiểu và thực hành thiền quán, chúng ta cần có thời gian để đạt mức độ chứng ngộ cao cấp. Mức độ này đạt đến khi tâm ta không còn bị sao lãng bởi các xúc tình phiền não. Chúng ta sẽ an trụ nhậm vận tự nhiên trong tự tính tâm mà không cần đến thực hành thiền quán nữa.
Trí tuệ Bát nhã
Đây là một cách “xác nhận” lại. Dĩ nhiên, trước đó rất lâu, từ thời điểm phát nguyện quy y và trưởng dưỡng Bồ đề tâm của một người Phật tử, chúng ta đã công nhận rằng vạn pháp là Trí tuệ Bát nhã, vạn pháp là Đại Thủ Ấn…
Tuy nhiên ở đây chúng ta không chỉ xác nhận lại điều đó bằng hiểu biết thông thường mà qua thực hành thiền quán, đó là sự xác nhận thực sự. Nếu không thực hành thiền quán mà chỉ thực hành thiền định, chúng ta thường đi lầm đường, không biết phải đi đâu, về hướng nào, tựa hồ như lạc trong khu rừng rộng lớn, rậm rạp đến mức không thấy cả bầu trời. Chuyện này thường diễn ra trong thực hành thiền định và khiến chúng ta phí hoài nhiều công sức, thời gian. Vì thế, trước khi nhận được dấu hiệu xác nhận lại như đã nói ở trên, chúng ta cần suy ngẫm về lối sống của mình, và chủ yếu là về tâm. Đó là việc quan trọng.
Nhiều người không thích thực hành thiền quán vì cho rằng khó hiểu. Đó là vì chúng ta còn nhiều vô minh. Nhiều đệ tử của tôi cũng cảm thấy khó và không muốn thực hành thiền quán mà thích chuyển sang thực hành các kỹ năng thiền khác, chủ yếu là không làm gì cả, để tâm tĩnh lặng không còn vọng tưởng. Nhưng không may là lựa chọn đó không đem lại kết quả trong thực hành.
Vì chúng ta quên mất hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã nên sự thực hành không đem lại kết quả. Chúng ta chỉ để tâm rỗng lặng và nói: “Tôi đang thực hành thiền. Tôi chẳng làm gì cả”. Nhưng vì chưa đủ phẩm chất, chúng ta thường quên mất các nguyên lý của Trí tuệ Bát nhã khi thực hành như vậy.
Thực hành thiền quán có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay nhiều năm, tùy theo trí tuệ và nỗ lực của từng người. Sau khi thực hành thiền quán, chúng ta sẽ xác nhận lại là không còn bị lạc đường nữa. Không những thực sự thấy được sự xác nhận đó mà chúng ta còn không vọng tưởng về sự xác nhận này. Chúng ta sẽ thực sự xác quyết đã tiêu trừ tâm sao lãng do các xúc tình phiền não tạo ra. Dù cho bất kỳ xúc tình phiền não nào xuất hiện, chúng ta đều không bị chi phối hay sao lãng. Đến lúc đó, các xúc tình phiền não giống như một vở diễn hay vũ điệu đang diễn ra trước mặt, nhưng chúng không thể làm phiền hay lôi cuốn chúng ta vào cuộc được. Đó là sự xác nhận thực sự.
Tính không và bản ngã
Việc này xảy ra như thế nào? Chỉ là do Trí tuệ Bát nhã. Người tu tập đang trải nghiệm quán tưởng, thực hành thiền với sự quán chiếu chủ yếu về lối sống. Chẳng hạn như hôm nay bạn thấy vui, ngày mai bạn lại không thấy vui. Điều đó có nghĩa là gì? Ai là người thấy vui và ai là người không thấy vui? Ai thấy khổ và ai không thấy khổ? Nếu “tôi” đang thấy khổ đau thì “tôi” là ai? Chúng ta cần thực hành các quán chiếu tâm vi tế như vậy.
Khi quán chiếu tâm như trên, chúng ta sẽ thấy rằng không có cái “tôi”, thế nhưng chúng ta lại đang thấy khổ đau. Đó hoàn toàn là sự hiện bày của tồn tại trong luân hồi, một màn kịch huyễn ảo của bản ngã. Dù tự biết là không có cái “tôi” nhưng vì chúng ta vẫn còn đang chấp ngã nên bản ngã vẫn đang hoạt động.
Khi chúng ta luôn thấy các xúc tình phiền não xuất hiện mạnh mẽ, dù chúng ta hiểu rằng các xúc tình đó là Trí tuệ Bát nhã, các xúc tình là tính không; tính không là xúc tình. Thậm chí cũng chẳng có mắt, tai, mũi, lưỡi… vạn pháp đều là Không. Chúng ta biết điều đó. Nhưng không chỉ là nói mà bản ngã còn hiện diện mạnh mẽ trong đời sống hằng ngày. Tại sao vọng tưởng về bản ngã còn hoạt động? Đó là vì chúng ta chưa cắt đứt bản ngã, hay thậm chí còn chưa tiếp cận được bản ngã, dù đã hiểu ra bản ngã là không có thực. Điều này có nghĩa là chúng ta cần thực hành thêm thiền quán nếu không muốn mọi việc vẫn y nguyên chẳng có gì cải thiện như hiện tại. Chúng ta có thể là những hành giả tâm linh rất cần cù, ngồi kết già tốt và an bình, nhưng khi ngừng thực hành thiền thì lại thấy mình còn đầy sân giận. Kết quả là chúng ta trở nên bất an, rất sân giận, dễ dàng bực tức, và hiếm khi cảm thấy thực hành thiền lợi ích cho bản thân.
(Khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 25 lượt